Nội dung text Cơ sở văn hóa Việt Nam giữa kì
+ Văn hoá lâu đời: lòng yêu nước thương nòi, tinh thần hiếu học, sáng tạo, linh hoạt... + Văn hoá tạm thời: hủ tục, tiêu chuẩn vẻ đẹp qua từng thời kì. - Tính lịch sử, kế thừa: bề dày của văn hoá, có quá trình hình thành, phát sinh phát triển lâu đời, được chắt lọc (hiện tượng mới xuất hiện: trend, hot trend, trào lưu, xu hướng,...). - Tính lan truyền, lưu truyền: + Lưu truyền: truyền từ đời này sang đời khác, có thể là toàn bộ, có thể là một phần do sự mai một. + Lan truyền: sức ảnh hưởng của văn hoá, ko chỉ gói gọn trong 1 cộng đồng tộc người mà lan tỏa, ảnh hưởng ra các cộng đồng xung quanh. - Tính nhân sinh (là mấu chốt phân biệt văn hoá với các hiện tượng khác): do con người sáng tạo, chỉ có ở con người, phân biệt giá trị con người sáng tạo ra với cảnh đẹp thiên nhiên tạo tác. b) Chức năng - Tổ chức xã hội: con người tạo ra văn hoá và văn hoá tạo ra chuẩn mực để qui định hành vi con người. - Định hướng thẩm mỹ: lối sống đẹp, chân thiện mỹ. - Giao tiếp: thông qua văn hoá, các cộng đồng, các thế hệ nhận biết được nhau, lưu dấu những hình ảnh, tiếp nhận đối tượng; thông qua văn hoá có thể thể hiện bản thân mình. - Giáo dục: chức năng lớn, bao trùm nhất, mục đích chung nhất mà tất cả các chức năng khác hướng tới. 3. Cấu trúc - Quan điểm của Trần Ngọc Thêm: + Văn hoá tổ chức đời sống: cách thức cộng đồng tộc người tổ chức đời sống của mình Tổ chức đời sống tập thể: tổ chức cuộc sống trên quy mô lớn (làng xã, gia đình, dòng họ, đất nước, đô thị...) Tổ chức đời sống cá nhân: phong tục tập quán, hôn nhân, tang ma, lễ hội... + Văn hoá nhận thức: hệ thống quan điểm nhận thức về cộng đồng, thế giới nhân sinh quan, thế giới quan nền tảng, cơ sở tạo nên tín ngưỡng, tôn giáo, triết học. + Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội – Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên:
Lấy những gì sẵn có của môi trường để phục vụ mình Ứng phó với thách thức môi trường đặt ra Trọng sự hài hòa, linh hoạt, tổng hợp dung hợp - Quan điểm của Trần Quốc Vượng (rất nhiều thành tố tạo nên) Liệt kê tất cả các giá trị trong cuộc sống và coi chúng là các thành tố, khác với Trần Ngọc Thêm khi nhóm các giá trị liên quan lại với nhau. - Theo thành tố (học theo mô hình cấu trúc này) + Văn hoá vật chất: Văn hoá ứng xử với MTTN Văn hoá tổ chức đời sống cộng đồng + Văn hoá tinh thần: Tín ngưỡng Tư tưởng, tôn giáo Phong tục, lễ tết, lễ hội Nghệ thuật ngôn từ II. Mối quan hệ giữa con người và văn hóa ● Con người: - Là chủ thể của văn hoá (là trung tâm) - Là khách thể của văn hoá - Là đại biểu mang giá trị văn hoá ● Chủ/khách thể của văn hoá Việt Nam - Gồm 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam (tộc người Kinh đóng vai trò chủ đạo) - Hình thành trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid) với 3 giai đoạn: - Phương thức sống chính: sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công - Đặc trưng tính cách chung của ng Việt: + Yêu nước: gắn liền với thương nòi, tinh thần đại đoàn kết dân tộc – sự khác biệt với niềm yêu nước của con người ở các quốc gia khác + Triết lý tình thương: lấy tình cảm làm ng tắc ứng xử, thương cảm với người yếu thế hơn mình đôi khi để tình cảm lấn át lý trí, lẽ phải quan niệm về hệ giá trị mang tính tương đối (xấu tập thể tốt, cá nhân xấu) + Cần cù: nền văn minh lúa nước, bão lũ triền miên, cần cù mới có cái ăn