PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TÓM TẮT LUẬN ÁN_Hoàng Bảo Trâm_VN.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã ngành: 9310106 HOÀNG BẢO TRÂM Hà Nội, 2024
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. Vũ Hoàng Nam Phản biện: .................................................................................. ................................................................................. Phản biện: .................................................................................. .................................................................................. Phản biện: .................................................................................. .................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại .......................................................................................................... Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện Trường Đại học Ngoại thương
I. Hồ sơ xin gia hạn .......................................................................... DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Vu, Hoang Nam & Hoang, Bao Tram (2021). “Business environment and innovation persistence: the case of small- and medium-sized enterprises in Vietnam”, Economics of Innovation and New Technology, 30(3), 239-261. 2. Vu Hoang Nam, Hoang Bao Tram, Le Thi Ngoc Bich, Nguyen Thanh Van (2022), “Effects of non-technological innovation on technological innovation of small- and medium-sized enterprises: The role of the local business environment”, Journal of General Management, 03063070221135099. https://doi.org/10.1177/03063070221135099 3. Vu, N. H., Bui, T. A., Hoang, T. B., & Pham, H. M. (2022). “Information technology adoption and integration into global value chains: Evidence from small- and medium-sized enterprises in Vietnam”. Journal of International Development, 34(2), 259–286. https://doi.org/10.1002/jid.3591 4. Vu, Hoang-Nam & Nguyen, Tram-Anh & Bao, Tram & Nguyen, Cuong. (2023). “Formal firms with bribery in a dynamic business environment”. Journal of Business Ethics. 1-19. 10.1007/s10551-023-05469-y. 5. Le Thi Ngoc Bich, Hoang Bao Tram, Doan Quang Hung, Fillipo Marchesani, Bui Quang Tuan (2022), “Firm innovation strategies and integration into the global value chains: How does the local business environment matter?”, Journal of International Economics and Management, 22(3), 62–90. https://doi.org/10.38203/jiem.022.3.0054 6. Hoàng Bảo Trâm, Bùi Quang Tuấn, Bùi Tùng Dương, Vũ Hoàng Nam, Nguyễn Xuân Khuê, Nguyễn Thị Khánh Chi (2023). “Vai trò của chất lượng môi trường kinh doanh đối với kết quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4 (539), tr. 28-42. 7. Hoàng Bảo Trâm (2018). “Thách thức đối với đổi mới sáng tạo tại Việt Nam: Nhìn từ chỉ số đầu vào đổi mới sáng tạo”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 105 (06/2018), tr.15-27.
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đổi mới đã được đề cập từ lâu trong các nghiên cứu kinh tế học như một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển. Khác với các mô hình phát triển kinh tế truyền thống, phát triển dựa trên đổi mới được kỳ vọng mang lại tính bền vững cho nền kinh tế nhờ khả năng gia tăng năng suất, tác động lan tỏa mạnh mẽ và duy trì tăng trưởng trong dài hạn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra nhanh chóng, vai trò của đổi mới lại càng trở nên quan trọng hơn bởi chỉ có thông qua đổi mới các tiến bộ công nghệ mới được ra đời và lan tỏa nhanh chóng hơn. Cũng thông qua đổi mới, các tổ chức kinh tế tăng cường khả năng thích nghi và tìm kiếm giải pháp đáp ứng những thay đổi ngày một nhanh chóng về công nghệ, môi trường, kinh tế và xã hội. Trong tiến trình phát triển chung đó, cộng đồng doanh nghiệp được nhìn nhận là nơi khởi nguồn, thực thi, lan tỏa và khai thác hiệu quả đổi mới ở nhiều phương diện khác nhau. Không chỉ đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận (Klomp và Van Leeuwen, 2001; Colombelli, Haned và Le Bas, 2013; Woltjer và cộng sự, 2021), hoạt động đổi mới còn giúp các DN gia tăng năng suất (Parisi, Schiantarelli và Sembenelli, 2006; Morris, 2018) và tiếp cận được những thị trường rộng lớn hơn (Becker và Egger, 2013; Azar và Ciabuschi, 2017). Trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ đến từ trong nước mà cả nước ngoài, trong khi vòng đời công nghệ lại ngày một ngắn, các DN buộc phải đổi mới liên tục và ở mọi khía cạnh để trở nên khác biệt đồng thời đạt hiệu suất cao hơn. Việc kết hợp đa dạng các hoạt động đổi mới hay thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều đã được một số nghiên cứu gợi mở như một lựa chọn giúp các DN thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều vượt trội hơn so với các DN không thực hiện đổi mới và cả các doanh nghiệp chỉ thực hiện các hoạt động đổi mới đơn lẻ (Polder và cộng sự, 2010; Tavassoli và Karlsson, 2016). Tại Việt Nam, sau gần bốn mươi năm thực hiện cải cách mở cửa nền kinh tế, nước ta đã đạt nhiều thành tích ấn tượng về phát triển kinh tế và xã hội. Từ một nền kinh tế lạc hậu, Việt Nam đang từng bước hiện thực hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại và năng động. Các DN Việt Nam cũng có bước phát triển đáng kể về quy mô, năng lực SXKD và khả năng tiếp cận khách hàng quốc tế. Theo đó, các DN Việt Nam đã tham gia và có vị thế nhất định trong chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong các ngành may mặc, thủy sản, đồ gỗ, thiết bị và linh kiện điện tử..... Tuy nhiên, những lợi thế tự nhiên sẵn có như lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, điều kiện địa lý thuận lợi... là không đủ để hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Cùng với sự thay đổi trong chiến lược tăng trưởng, Chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 cũng như Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2030 đều nhấn mạnh vai trò của KH&CN, đổi mới sáng tạo như một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới thực hiện cũng

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.