BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 2010 | PDF | 87 Pages
[email protected] Đà Nẵng - Năm 2010 Hồ Ngọc Trung ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ XÃ, PHƯỜNG CỦA HUYỆN ĐIỆN BÀN - TỈNH QUẢNG NAM
1 PHҪN MӢ ĐҪU 1. Tính cҩp thiӃt cӫa đӅ tài Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu cӫa sự phát triển; là tài sản vô giá cӫa mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp... Nguồn nhân lực nằm trong tổng thể các nguồn lực xã hội và có vị trí đứng đầu, là tiền đề cӫa các nguồn lực khác; vừa là chӫ thể, vừa với tư cách khách thể cӫa quá trình phát triển. Chính quyền cơ sӣ xã có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị; là nơi chuyển tải chӫ trương, đưӡng lối cӫa Đảng, chính sách, pháp luật cӫa Nhà nước đến ngưӡi dân; đồng thӡi là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chӫ trương đưӡng lối, chính sách đó. Để giải quyết tốt các mối quan hệ tại địa phương cơ sӣ cần phải có một đội ngũ cán bộ công chức có đầy đӫ bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn nghiệp vө, quản lý Nhà nước và lý luận chính trị. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, giải pháp tích cực nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, kiến thức tin học, lý luận chính trị...tương đối cao, chưa đáp ứng yêu cầu về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cũng như khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vө. Điện Bàn là một huyện đồng bằng ven biển cӫa tỉnh Quảng Nam, có điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ӣ huyện; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến cơ sӣ đã được các cấp chú trọng. Từ khi có Quyết định 130/QĐ-UB ngày 23/12/2003 cӫa UBND tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ sӣ; công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng ngày càng đi vào nề nếp; trong đó cán bộ công chức cấp xã được được quan tâm đúng mức.
2 Những năm qua, xác định vai trò quan trọng cӫa đội ngũ công chức cấp xã trong quá trình thực hiện những chӫ trương, chính sách cӫa Nhà nước và nhiệm vө phát triển kinh tế - xã hội cӫa địa phương, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến cơ sӣ đã được các cấp chú trọng. Tuy nhiên, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vө cӫa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn thấp và còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Thӡi gian đến, với sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Quảng Nam đặc biệt một huyện đang trên đà phát triển như Điện Bàn yêu cầu số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cӫa xã có những đòi hỏi mới. Nhiệm vө cӫa đào tạo phát triển phải có những đổi mới thích ứng nhằm bảo đảm yêu cầu cӫa tình hình mới. Trong đó, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển cán bộ, công chức cấp xã thӡi gian đến đang được đặt ra như một nhiệm vө cấp bách. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã, phường của huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ cӫa mình. Hy vọng rằng, luận văn có thể góp phần hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại huyện nhà. 2. Mөc tiêu nghiên cӭu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức, đơn vị nói chung và cán bộ công chức xã, phưӡng nói riêng. - Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã, phưӡng tại huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam tại huyện trong thӡi gian vừa qua. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã, phưӡng tại huyện Điện Bàn - tỉnh Quảng Nam. 3. Đӕi tѭӧng và phҥm vi nghiên cӭu
3 - Đối tượng nghiên cứu là tất cả những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho cán bộ xã, phưӡng tại huyện. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là cán bộ, công chức cấp xã, phưӡng. + Về không gian: Chỉ nghiên cứu nội dung trên trong phạm vi huyện Điện Bàn. + Về thӡi gian: Các giải pháp đề xuất trong luận văn chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn và theo chiến lược đào tạo và phát triển cӫa huyện đến 2015. 4. Phѭѫng pháp nghiên cӭu Để thực hiện được đề tài này luận văn đã sử dөng các phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử; - Phương pháp phân tích thống kê; - Phương pháp so sánh và đánh giá; - Phương pháp mô tả.. 5. Bӕ cөc và nӝi dung nghiên cӭu cӫa đӅ tài Ngoài phần mӣ đầu, phө lөc, danh mөc các biểu, đồ thị, các chữ viết tắt và danh mөc tài liệu tham khảo, bố cөc đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sӣ lý luận chung về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức, đơn vị. Chương 2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã, phưӡng tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thӡi gian vừa qua. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cán bộ xã, phưӡng ӣ huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010 - 2015.