PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 2. TRUYỆN NGẮN - TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (1930-1945).pdf


A. VĂN BẢN VĂN HỌC I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM TỨC NƯỚC VỠ BỜ Ngô Tất Tố 1. Tác giả - Ngô Tất Tố (1893 -1954), quê quán ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Là nhà nho gốc nông dân; nhà văn hiện thực xuất sắc. - “Một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho” (Vũ Trọng Phụng). 2. Tác phẩm - Xuất xứ: chương XVIII tác phẩm Tắt đèn. - Nội dung: + Vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải vùng lên chống lại. + Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức mạnh phản kháng, sẵn sàng đương đầu với các thế lực tàn ác để bảo vệ gia đình. 3. Nội dung bài học a) Nhân vật chị dậu - Hoàn cảnh: Nghèo khó, đang thiếu sưu của chồng và em chồng, trong nhà không còn gì đáng giá, chồng đang ốm nặng. - Diễn biến tâm lí: + Lúc đầu: chị lo sợ, nhún nhường van xin cai lệ và người nhà lí trưởng. + Khi anh Dậu bị trói: chị vẫn tha thiết van xin. + Khi chị bị đánh: liều mạng cự lại, hành động một cách quyết liệt đuổi cai lệ và người nhà lí trưởng ra khỏi nhà mình. - Xưng hô: Cách xưng hô thay đổi: ông - cháu  ông - tôi  mày - bà. b) Nhân vật cai lệ - Vai trò: Thừa hành công vụ trong chế độ phong kiến, thuộc quyền của quan huyện; đốc thúc sưu thuế đúng hạn, bắt bớ đánh đập những người dân vô tội khi họ chậm nộp sưu. - Bản chất: Nghiện thuốc phiện, độc ác, tàn bạo, sẵn sàng dùng cường quyền bạo lực để đàn áp dân nghèo. → Luôn cho mình đứng ở trên đầu người dân, xưng hô thô lỗ, hành động mất nhân tính. LÃO HẠC Nam Cao 1. Tác giả Tên thật là Trần Hữu Tri (1915 – 1951)
Là nhà văn hiện thực nhân đạo chủ nghĩa xuất sắc của Văn học Việt Nam hiện đại, viết nhiều về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8/1945. 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: viết nam 1943. - Nội dung: + Số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua nhân vật lão Hạc: già cả, cô đơn, bị bần cùng hóa phải chọn cái chết đau đớn để bảo toàn tài sản cho con. + Tấm lòng yêu thương, cảm thông, trân trọng và phát hiện ra những vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong cảnh khốn cùng. 3. Nội dung bài học a) Nhân vật lão Hạc - Hoàn cảnh: là người nông dân nghèo khổ, không biết chữ, góa vợ, già yếu và cô đơn, bị bần cùng hóa, đói ngay trên mảnh vườn của mình. Tình cảnh của lão cũng là tỉnh cảnh của bao số phận con người ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. - Tính cách: Lòng tự trọng và đề cao phẩm giá, nhân phẩm quý hơn tính mạng. Thương con hơn cả mạng sống của mình. → Ở lão Hạc có tính cách, phẩm chất cao quý của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. b) Nhân vật ông giáo - Là người kể lại câu chuyện, bề ngoài có thái độ khách quan, bình tĩnh, bên trong chứa chan tình cảm với nhân vật. - Là người có chữ nghĩa, uy tín trong làng, đi nhiều, biết rộng, là người lão Hạc tâm sự và gửi gắm tài sản cho đứa con trai, là người chứng kiến và biết rõ nguyên nhân cái chết của lão Hạc. c) Nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc, hấp dẫn. II. BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1: Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ? Nhan đề này có phù hợp với nội dung đoạn trích không? Gợi ý làm bài: a. Giải thích ý nghĩa nhan đề: - Là một câu tục ngữ trong kho tàng tục ngữ Việt Nam. - Nghĩa đen: chỉ một hiện tượng tự nhiên khi nước quá nhiều sẽ làm cho bờ ngăn nước bị vỡ. - Nghĩa bóng: chỉ một hành động phản kháng của con người do đã quá sức chịu đựng thông thường. b. Nhan đề này hoàn toàn phù hợp với nội dung đoạn trích bởi:
- Cảnh ngộ của chị Dậu trong đoạn trích khổ sở cùng cực vì sưu thuế, như nước sắp tràn bờ: chồng bị trói đánh bất tỉnh ngoài sân đình, mang về chạy chữa vừa mới tỉnh, bọn tay sai lại xông vào đòi nộp sưu thuế trong khi chị đã bán con, bán chó để lo liệu. - Bị đẩy đến cùng đường, chị Dậu đã chống lại, tức nước ắt sẽ vỡ bờ. Bài 2: Xác định tình thế của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Nêu ý nghĩa của tình thế trong đoạn trích. Gợi ý làm bài: a. Xác định tình thế: đó là một tình thế ngặt nghèo nguy hiểm với chị Dậu. - Bị đẩy đến cùng đường: + Chị Dậu đã đứt ruột bán con, bán đàn chó để chạy sưu thuế cho chồng, nhưng bọn cường hào ác bá lại bắt chị nộp xuất sưu của người em chồng đã chết năm ngoái do chưa khai tử. + Chị Dậu không còn gì để bán và nộp sưu nên anh Dậu bị bắt trói ra đình, anh bị hành hạ đến bất tỉnh nhân sự, chúng khiêng anh quẳng về nhà. + Chị Dậu chạy chữa suốt đêm để cứu anh Dậu. + Hàng xóm cho bát gạo nấu cháo, anh Dậu vừa tỉnh lại chưa kịp húp thì cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào. - Một mình đối diện với cường quyền: chồng ốm, con nhỏ. - Buộc phải lựa chọn hành động: chống lại hay là nhìn chồng bị trói, bị hành hạ đến chết. b. Ý nghĩa - Tố cáo bộ mặt của bọn tay sai chế độ thực dân phong kiến đã áp bức bóc lột người nông dân, đẩy họ đến cùng đường. - Thể hiện rõ nhận thức và tinh thần phản kháng của người dân khi bị áp bức, tất sẽ chống trả cường quyền bạo lực để tự bảo vệ mình. Bài 3: Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ nhân vật cai lệ là người như thế nào? Hắn đã nhân danh điều gì để chà đạp, áp bức gia đình chị Dậu? Gợi ý làm bài: a. Nhân vật cai lệ: - Vai trò: là kẻ thừa hành công vụ trong chế độ phong kiến, thuộc quyền của quan huyện. Hắn có nhiệm vụ đốc thúc sưu thuế đúng hạn, bắt bớ đánh đập những người dân vô tội khi họ chậm nộp sưu. - Bản chất: nghiện thuốc phiện, độc ác, tàn bạo, sẵn sàng dùng cường quyền bạo lực để đàn áp dân nghèo. - Luôn cho mình đứng ở trên đầu người dân, xưng hô thô lỗ, hành động mất nhân tính. b. Cai lệ đã nhân danh: - Chế độ mà hắn phục vụ “sưu của nhà nước mà mày dám mở mồm xin khất”. - Vị trí mà hắn đảm nhiệm: cai lệ ở nha huyện.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.