Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 22 - File word có lời giải.docx
Trong một gia đình có phả hệ như hình 5. Kết quả phân tích DNA các allele của những người trong gia đình này thể hiện trên hình 6. Nhận định nào sau đây đúng? A. Rối loạn phân bào xảy ra ở kỳ sau của giảm phân II ở người bố II 1 . B. Người con III 2 mắc hội trứng Patau. C. Người con III 2 nhận được 2 allele (K và M) từ bố II 1 . D. Mẹ II 2 đã rối loạn phân ly NST đã xảy ra ở kỳ sau của giảm phân II. Câu 17: Khi xét một chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái dưới nước như sau Nhận định nào sau đây về chuỗi thức ăn này là đúng? A. Trong chuỗi thức ăn này chim hải âu là sinh vật tiêu thụ bậc 4. B. Trong chuỗi thức ăn này có 4 loài sinh vật tiêu thụ các bậc. C. Dạng chuỗi thức ăn này ít phổ biến trong hệ sinh thái dưới nước. D. Năng lượng bậc dinh dưỡng thứ 5 lớn hơn năng lượng của bậc dinh dưỡng thứ 4. Câu 18: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi A. trước sinh sản và đang sinh sản. B. trước sinh sản. C. đang sinh sản. D. đang sinh sản và sau sinh sản. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một loài thực vật, xét hai cặp gene cùng nằm trên NST thường, mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn. Biết không xảy ra đột biến. Cho 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gene giao phấn với nhau, thu được F1. a) F1 có tối đa 10 kiểu gene. b) Nếu các gene liên kết hoàn toàn thì F1 có tối đa 3 kiểu hình. c) Nếu tần số hoán vị gene nhỏ hơn 20% thì F1 có kiểu hình trội về 2 tính trạng luôn chiếm trên 50%. d) Nếu hoán vị gene chỉ xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực thì F1 có tối đa 8 loại kiểu gene. Câu 2: Khi nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa các loài có quan hệ gần gũi, nhà khoa học Gause đã tiến hành nuôi 3 loài trùng cỏ: Paramecium aurelia, Paramecium bursaria, Paramecium caudatum có cùng nhu cầu dinh dưỡng và các nhân tố sinh thái cần thiết. Thí nghiệm được tiến hành như sau: Thí nghiệm 1: Nuôi riêng mỗi loài trong một bể (các bể có điều kiện sống như nhau), sau 24 giờ thì thấy cả 3 loài cùng tăng trưởng ổn định theo đường cong hình chữ S (đường cong logistic). Thí nghiệm 2: Nuôi chung loài Paramecium aurelia và loài Paramecium caudatum trong 1 bể: sau 24 giờ trong bể chỉ còn loài Paramecium aurelia. Thí nghiệm 3: Nuôi chung loài Paramecium bursaria và loài Paramecium aurelia trong 1 bể: kết quả sau một thời gian 2 loài vẫn cùng sinh trưởng với nhau trong bể.