Nội dung text 8. Chính sách hình sự đối với các tội phạm về ma túy trong pháp luật một số nước - gợi mở cho Việt Nam - TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng.pdf
CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA - GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Nguyễn Thị Ánh Hồng Tóm tắt Chính sách hình sự đối với các tội phạm ma túy theo luật hình sự quốc tế và các quốc gia trên thế giới được xây dựng nhằm ngăn chặn, kiểm soát và xử lý các hành vi liên quan đến sản xuất, buôn bán, phân phối và sử dụng các chất ma túy bất hợp pháp. Tội phạm về ma tuý đã và đang trở thành tội phạm xuyên quốc gia và các nước đang nỗ lực đấu tranh phòng, chống. Hiện nay, chính sách hình sự đối với các tội phạm về tội phạm ma túy trên thế giới đang trải qua nhiều thay đổi đáng chú ý, phản ánh sự dịch chuyển từ việc chỉ tập trung vào biện pháp trừng phạt hình sự sang các phương pháp tiếp cận toàn diện hơn. Bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết luật học và phương pháp so sánh luật, thống kê tham luận nghiên cứu chính sách hình sự đối với các tội phạm về ma tuý trong pháp luật một số quốc gia, từ đó gợi mở các hướng hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam. Từ khoá: chính sách hình sự, tội phạm về ma tuý, luật hình sự Hoa Kỳ, luật hình sự các nước 1. Đặt vấn đề Thực trạng tệ nạn và tội phạm ma túy đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, cần được giải quyết của cả thế giới, trong đó có Việt Nam.1 Theo Báo cáo Ma túy Thế giới năm 2023 do Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), ước tính toàn cầu có hơn 296 triệu người đã sử dụng ma túy vào năm 2021, tăng 23% so với thập kỷ trước. Số người sử dụng ma túy tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao trên toàn thế giới, từ 240 triệu người năm 2011 lên 296 triệu người vào năm 2023 (tương đương 5,8% dân số toàn cầu trong độ tuổi 15–64). Trong đó, cần sa là loại ma túy được sử dụng nhiều nhất, ước tính khoảng 219 triệu người; 36 triệu người sử dụng amphetamine; 22 triệu người sử dụng cocaine và 20 triệu người đã sử dụng các chất dạng “thuốc lắc”; số lượng người tiêm chích ma túy ở mức cao, 13,2 triệu người. Trong khi đó, số người mắc chứng rối loạn sử dụng ma túy đã tăng vọt TS.GVC Trưởng Bộ môn Luật hình sự, Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM. 1 Kim Long (2022), Tổng quan về tình hình ma túy thế giới và ứng phó của Việt Nam. [https://pcmatuy.bocongan.gov.vn/tin-tuc/articleType/ArticleView/articleId/1381/tng-quan-v-tnh-hnh-ma- ty-th-gii-v-ng-ph-ca-vit-nam] (truy cập 20.10.2024)
lên 39,5 triệu người, tăng 45% trong 10 năm2 tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nhiều loại bệnh và sức khỏe cộng đồng.3 Từ số liệu báo cáo của UNODC đã nổi lên một số vấn đề về thực trạng đối với ma tuý trên thế giới như làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế. Sự gia tăng liên tục về số lượng người mắc chứng rối loạn sử dụng ma túy trên toàn thế giới, trong khi việc điều trị không đến được với tất cả những người cần điều trị. 4 Tình trạng vi phạm nhân quyền do nền kinh tế ma túy bất hợp pháp gây ra. 5 Sự gia tăng thống trị của ma túy tổng hợp, các mô hình kinh doanh tội phạm nhanh nhẹn và sự gia tăng của các loại thuốc tổng hợp giá rẻ dễ đưa ra thị trường đã thúc đẩy thị trường bất hợp pháp và gây ra nhiều tác hại hơn cho người dân và cộng đồng”.6 Các chất hướng thần loại amphetamine (ATS), và các chất hướng thần mới (NPS) được sử dụng tại hầu hết các nước, được sử dụng thường xuyên nhất là chất tổng hợp từ gốc cần sa và ketamin. Tình trạng sử dụng NPS giảm ở Bắc Mỹ, châu Âu song có xu hướng tăng ở châu Phi, châu Á. NPS có nguồn gốc thuốc phiện bao gồm các chất tương tự như fentanyl tiếp tục xuất hiện ở cấp độ toàn cầu và tạo thành nhóm có hại nhất.7 Đối mặt với tình trạng ngày càng nghiêm trọng và diễn biến phức tạp đối với tình trạng ma tuý toàn cầu, các chuyên gia cho rằng cần tập trung vào 5 yếu tố sau để kiểm soát đối với ma tuý: (1) Đặt sức khoẻ an toàn của người dân lên hàng đầu và đòi hỏi phải định hướng lại cơ bản các ưu tiên và nguồn lực chính sách, tập trung các biện pháp can thiệp đã được chứng minh về sức khỏe và xã hội;8 (2) Đảm bảo tiếp cận các loại thuốc thiết yếu và kiểm soát đau để đảm bảo tiếp cận công bằng và giá cả phải chăng đối với các loại thuốc này khi chúng không có sẵn;9 (3) Phi hình sự hoá và phi tội phạm hoá đối với người sử dụng trái phép chất ma tuý. Từ giữa thập kỷ 2010 trở đi, nhiều quốc gia đã hợp pháp hóa hoặc phi tội phạm hoá cần sa cho mục đích y tế hoặc giải trí. Xu hướng này cho thấy sự 2 UNODC (2003); World Drug Report 2023 warns of converging crises as illicit drug markets continue to expand, [https://www-unodc-org.translate.goog/unodc/en/press/releases/2023/June/unodc-world-drug- report-2023-warns-of-converging-crises-as-illicit-drug-markets-continue-to- expand.html?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=tc] (truy cập ngày 2.11.2024) 3 Trang Nhi, Xu hướng ma túy thế giới và những vấn đề đặt ra đối với công tác phòng, chống ở Việt Nam, [https://pcmatuy.bocongan.gov.vn/tintuc/articleType/ArticleView/articleId/1561/xu-hng-ma-ty-th-gii-v- nhng-vn-t-ra-i-vi-cng-tc-phng-chng-vit-nam] (truy cập 2.11.2024) 4 UNODC (2003), World Drug Report 2023.Tlđd 5 UNODC (2023), World Drug Report 2023. Tlđd 6 UNODC (2023), World Drug Report 2023. Tlđd 7 Kim Long (2022), Tlđd 8 [https://www.globalcommissionondrugs.org/the-five-pathways-to-drug-policies-that-work] 9 [https://www.globalcommissionondrugs.org/the-five-pathways-to-drug-policies-that-work]
thay đổi từ việc xem ma túy như một vấn đề hình sự sang một vấn đề sức khỏe cộng đồng. 10 (4) Tập trung đấu tranh đối với buôn bán ma tuý và tội phạm có tổ chức. Các biện pháp xử lý hình sự dựa vào cộng đồng và các biện pháp phi hình sự khác thường tỏ ra hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn nhiều so với việc tội phạm hoá hoặc giam giữ;11 (5) Quản lý thị trường ma tuý để kiểm soát chính phủ. Có thể học được nhiều điều từ những thành công và thất bại trong việc quản lý rượu, thuốc lá, dược phẩm và các sản phẩm khác, cách hiệu quả nhất để giảm thiểu tác hại to lớn của chế độ cấm ma túy toàn cầu và thúc đẩy các mục tiêu về sức khỏe và an toàn cộng đồng là kiểm soát ma túy thông qua quy định pháp lý.12 Thực trạng vấn nạn ma tuý và sự thay đổi trong chính sách ma tuý đã dẫn đến sự thay đổi trong chính sách hình sự đối với tội phạm về ma tuý. 2. Chính sách hình sự đối với tội phạm ma tuý của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay Lịch sử quy định các tội phạm về ma túy trên thế giới là một quá trình phức tạp, trãi qua nhiều thay đổi xuất phát từ sự phát triển của pháp luật quốc tế, mức độ phổ biến của ma tuý, những tác động của việc sử dụng chất kích thích trong xã hội, nhận thức xã hội và các nỗ lực kiểm soát tội phạm liên quan đến ma túy. Cộng đồng quốc tế và các quốc gia đã trãi qua nhiều giai đoạn trong chính sách ứng phó đối với vấn nạn ma tuý trong đó có chính sách hình sự đối với các tội phạm về ma tuý. Từ sau chiến tranh thế giới, nổi bật nhất là chính sách vô cùng nghiêm khắc đối với tội phạm ma tuý. Thuật ngữ “cuộc chiến chống ma túy” lần đầu tiên được Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon sử dụng vào năm 1971 với chiến dịch phân biệt đối xử và nghiêm khắc nhằm thực thi lệnh cấm ma túy. Kể từ đó, nhiều chính phủ trên thế giới đã sử dụng thuật ngữ này để tiến hành trấn áp những người sử dụng ma túy và giảm nạn buôn bán ma túy. Nhiều thập kỷ áp dụng luật lệ hà khắc trừng phạt và kỳ thị những người sử dụng ma túy và những người khác tham gia vào hoạt động buôn bán ma túy đã dẫn đến tình trạng giam giữ hàng loạt, bệnh tật, đau khổ và bạo lực. Từ các vụ giết người hàng loạt ở Philippines 13 và việc áp dụng án tử hình đối với các tội phạm ma túy 10 [https://www.globalcommissionondrugs.org/the-five-pathways-to-drug-policies-that-work] 11 [https://www.globalcommissionondrugs.org/the-five-pathways-to-drug-policies-that-work] 12 [https://www.globalcommissionondrugs.org/the-five-pathways-to-drug-policies-that-work] 13 Vào tháng 6 năm 2016, khi đó là Tổng thống Rodrigo Duterte đã phát động một chiến dịch tàn bạo chống ma túy ở Philippines. Kể từ đó, hàng nghìn người, phần lớn là từ các cộng đồng nghèo và thiểu số, đã bị giết vì nghi ngờ có liên quan đến buôn bán ma túy. Chính phủ thừa nhận ít nhất 6.200 vụ giết người do cảnh sát hoặc những người khác có liên quan đến cảnh sát thực hiện. Các nhóm nhân quyền báo cáo rằng con số thực tế có thể lên tới 30.000 người bị giết trong các hoạt động chống ma túy. Vẫn chưa có trách nhiệm thực sự nào đối với những vi phạm nhân quyền này cũng như công lý cho gia đình các nạn nhân. "Cuộc chiến
ở Malaysia, cho đến việc giam giữ hàng loạt ở Hoa Kỳ và tra tấn ở Mexico, “cuộc chiến chống ma túy” đã thúc đẩy các vụ vi phạm nhân quyền lan rộng.14 Đến đầu thế kỷ 21, nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ đã bắt đầu ủng hộ chiến lược giảm thiểu tác hại nhằm giúp đỡ người sử dụng ma túy thay vì áp đặt các án tù nặng. Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ tập trung cho việc cố gắng khiến mọi người tránh xa ma tuý, đưa ra các hình phạt nghiêm khắc cho các tội phạm về ma tuý và nhấn mạnh vào việc thực thi pháp luật hơn là điều trị cai nghiện. Nhưng một sự thay đổi lớn đang diễn ra với chính sách lớn gồm giảm thiểu rủi ro và cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn đối với các tội phạm ma tuý.15 Một số quốc gia châu Âu như Hà Lan, Bồ Đào Nha, và Thụy Sĩ đã tiên phong thử nghiệm mô hình giảm thiểu tác hại với các biện pháp như hợp pháp hóa sở hữu một số loại ma túy nhất định, mở các trung tâm tiêm chích an toàn, và tập trung vào điều trị thay vì giam giữ. Chính sách nhân đạo hơn đối với các tội phạm ma tuý đang ngày càng có sự ảnh hưởng đến chính sách hình sự của các nước thể hiện ở các nội dung cụ thể sau: Thứ nhất: phi tội phạm hoá đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma tuý; phi tội phạm hoá và phi hình sự hoá đối với hành vi sở hữu chất ma tuý cho mục đích sử dụng cá nhân. Từ giữa thập kỷ 2010 trở đi, Xu hướng hợp pháp hóa và phi tội phạm hóa (Legalization and Decriminalization) đã dần ảnh hưởng đến chính sách hình sự của nhiều quốc gia bằng cách hợp pháp hóa hoặc phi tội phạm hoá cho việc sử dụng và sở hữu cần sa cho mục đích y tế hoặc giải trí. Xu hướng này cho thấy sự thay đổi từ việc xem ma túy như một vấn đề hình sự sang một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Ngày nay, các chính sách về ma túy trên toàn cầu đang dần dần chuyển sang hướng hỗ trợ và điều trị thay vì trừng phạt nặng, và tiếp tục là một vấn đề phức tạp đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Phi tội phạm hóa việc sử dụng ma túy cá nhân cũng đã được thảo luận tại Ủy ban Ma túy của Liên hợp quốc. Điều đáng chú ý là phi tội phạm hóa không không có nghĩa là hợp pháp hóa, mà đúng hơn là những cá nhân sử dụng ma túy không bị truy tố hình sự và bị bỏ tù, mà chỉ phải chịu các biện pháp trừng phạt chống ma túy" ở Philippines được đặc trưng bởi các vụ hành quyết ngoài vòng pháp luật có hệ thống và lan rộng cùng các hành vi vi phạm nhân quyền khác có thể coi là tội ác chống lại loài người. Xem: [https://www.amnesty.org/en/what-we-do/drug-policy-reform/] 14 Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng ghi nhận những vi phạm nhân quyền khủng khiếp trong bối cảnh của cái gọi là "cuộc chiến chống ma túy" ở nhiều quốc gia khác, bao gồm Bangladesh, Brazil, Campuchia, Mexico, Thái Lan và Hoa Kỳ. Xem thêm: [https://www.amnesty.org/en/what-we-do/drug-policy-reform/] 15 German Lopez (2023), America’s New Drug Policy, [https://www.nytimes.com/2023/05/04/briefing/us- drug-policy-reducing-harm.html] (truy cập 1.11.2024)