Nội dung text bài 9. Cấu trúc tuần tự.docx
Giáo án Tin học 5 – Chân trời sáng tạo ----------------------------- Kenhgiaovien.com - Zalo: 0386 168 725 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH BÀI 9: CẤU TRÚC TUẦN TỰ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu: - Cấu trúc tuần tự. - Sử dụng cấu trúc tuần tự, biến nhớ trong một số chương trình đơn giản. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,… - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. Năng lực riêng: - Nêu được ví dụ cụ thể mô tả cấu trúc tuần tự. - Sử dụng được cấu trúc tuần tự, biến nhớ trong một số chương trình đơn giản. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, chịu khó khi học tập kiến thức mới về cấu trúc tuần tự.
Giáo án Tin học 5 – Chân trời sáng tạo ----------------------------- Kenhgiaovien.com - Zalo: 0386 168 725 - Kiên trì, cẩn thận khi thực hành tạo chương trình có cấu trúc tuần tự. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, Giáo án, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu. - Hình ảnh liên quan đến bài học. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống có vấn đề tạo hứng thú cho bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ: Quan sát Hình 1 và cho biết có thể thay đổi thứ tự các bước mà vẫn thực hiện được việc tính diện tích mảnh vườn không. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, và nêu ý kiến bổ - HS quan sát Hình 1, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện HS trả lời: Thứ tự các bước tính diện tích mảnh vườn không thể thay đổi được; các công việc
Giáo án Tin học 5 – Chân trời sáng tạo ----------------------------- Kenhgiaovien.com - Zalo: 0386 168 725 sung. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học mới: Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng cấu trúc tuần tự trong một số chương trình đơn giản. Chúng ta cùng vào – Bài 9: Cấu trúc tuần tự. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Cấu trúc tuần tự a. Mục tiêu: - Nhận biết được một việc trong đó có các việc nhỏ hơn được thực hiện lần lượt là việc có cấu trúc tuần tự. - Biết mô tả cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê các bước, trong đó các bước được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc thông tin SGK trang 38 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết tại sao lại không thay đổi được các bước thực hiện tính diện tích mảnh vườn ở Hình 1 trong SGK? phải được thực hiện lần lượt từng bước. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới. - HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Vì nếu không biết độ dài của cạnh mảnh vườn ở bước 1 thì không thể áp dụng được công thức tính diện tích mảnh vườn ở bước 2. - HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ.
Giáo án Tin học 5 – Chân trời sáng tạo ----------------------------- Kenhgiaovien.com - Zalo: 0386 168 725 Hoạt động 2. Làm - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành Câu 1, Câu 2 trong phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung. n ý kiến đúng. Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV hướng dẫn HS rút ra nội dung kiến thức đã học. - HS trả lời: Câu 1: Các bước tính diện tích sân chơi hình chữ nhật: 1. Xác định số đo chiều dài a của sân vườn. 2. Xác định số đô chiều rộng b của sân vườn. 3. Tính diện tích sân theo công thức S = a b. 4. Thông báo kết quả tính diện tích S. Câu 2: Sản phẩm ở Câu 1 là mô tả cấu trúc tuần tự vì để tính diện tích sân chơi hình chữ nhật, các bước phải được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới. - HS lắng nghe. - HS rút ra kết luận: + Một việc trong đó có các việc nhỏ hơn được thực hiện lần lượt là việc có cấu trúc tuần tự. + Có thể mô tả cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê các bước, trong đó các bước được thực hiện tuần tự từ trên xuống dưới.