Nội dung text KNTT - Vở ghi bài tập KHTN 7 - bản giáo viên SINH HỌC (ĐA).pdf
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ---o0o--- Vở ghi bài tập KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới Áp dụng cho các bộ SGK hiện hành BẢN GIÁO VIÊN – PHẦN SINH HỌC (Tài liệu lưu hành nội bộ) Họ và tên HS:................................................................... Lớp:............................. Giáo viên: .........................................................................
2 Phân loại: Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm: nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng. Sinh vật tự dưỡng Sinh vật dị dưỡng Đặc điểm Là các sinh vật tự tạo ra chất dinh dưỡng cho chúng bằng cách trao đổi chất với môi trường. Là các sinh vật lấy chất dinh dưỡng từ các sinh vật khác. Ví dụ Thực vật, vi khuẩn lam,... Động vật, một số loài cây ăn thịt Ý nghĩa: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể, là đặc tính cơ bản của sự sống. 2. Tìm hiểu khái niệm chuyển hoá năng lượng Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ: Năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hoá thành năng lượng được tích trữ trong các liên kết hoá học (hóa năng) trong quá trình quang hợp. Trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hoá năng lượng. II. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như: + Cung cấp nguyên liệu cấu tạo, thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể. Protein là thành phần cấu tạo nên màng sinh chất Diệp lục tham gia quá trình quang hợp + Đảm bảo cho sinh vật tồn tại