PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 36. ĐIỀU HÒA MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ.pdf

Chương VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI BÀI 36: ĐIỀU HÒA MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ NGƯỜI Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 8 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể. - Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì môi trường trong cơ thể (ví dụ: nồng độ glucose, nồng độ muối, urea, uric acid, Ph trong máu). - Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ tể về kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về môi trường trong cơ thể. - Giao tiếp và hợp tác: + Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về hệ hô hấp. + Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về môi trường trong cơ thể, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể. + Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì môi trường trong cơ thể (ví dụ: nồng độ glucose, nồng độ muối, urea, uric acid, Ph trong máu). - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: + Đọc và hiểu được thông tin một ví dụ cụ tể về kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và uric acid trong máu. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Tham gia tích cực trong các hoạt động học tập. - Trung thực: Trong hoạt động, báo cáo kết quả hoạt động.
- Trách nhiệm: Sử dụng hợp lý thời gian trong các hoạt động học tập. - Nhân ái: Tích cực trong hoạt động bảo vệ cơ thể. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình ảnh về môi trường trong cơ thể. - Máy chiếu, bảng nhóm; III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Phương pháp trực quan. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan. B. KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC Hoạt động: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết về môi trường trong cơ thể. b) Nội dung: - GV tổ chức trò chơi: Giải mã ô chữ Cách chơi: Chọn 1 ô chữ, tham gia trả lời câu hỏi để điền vào ô chữ, hoàn tất 8 câu hỏi để tìm ra từ khóa của ô chữ. Câu trả lời đúng +1đ. Từ khóa đúng +3đ - Sau đó, cho HS quan sát hình ảnh về bệnh nhân bị bệnh gout, hỏi HS những hiểu biết ban đầu về bệnh gout. - GV thông báo với HS đây là bệnh do rối loạn môi trường trong cơ thể. c) Sản phẩm: - Đáp án trò chơi Giải mã ô chữ: • Bể thận • Da • Phổi • Thận • Ống đài • Nephron • Phần tủy • Hai - Học sinh bước đầu nêu suy nghĩ của bản thân và có hướng điều chỉnh đúng trong quá trình học. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV tổ chức trò chơi: Giải mã ô chữ - Sau đó, cho HS quan sát hình ảnh về bệnh nhân bị bệnh gout, hỏi: Em biết gì bệnh gout? Học sinh chú ý quan sát và lắng nghe hướng dẫn. Giao nhiệm vụ: Cá nhân quan sát tranh hình, trình bày hiểu biết bản thân về gout. Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo kết quả: Yêu cầu đại diện 1 số HS nêu ý kiến Đại diện 1 số HS phát biểu cảm nhận Chốt lại và đặt vấn đề vào bài C. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường trong cơ thể (10 phút) a) Mục tiêu: - Nêu được khái niệm môi trường trong cơ thể. b) Nội dung: - GV tổ chức trò chơi: Cặp đôi hoàn hảo Cách chơi: Hoạt động theo cặp, trả lời câu hỏi, thời gian 3 phút, báo cáo ngẫu nhiên. (?) GV yêu cầu HS quan sát hình 36.1, mô tả các thành phần của môi trường trong cơ thể và mối quan hệ giữa các thành phần đó. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. - Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.
- Mối quan hệ: huyết tương trong máu đi ra khỏi mao mạch vào khoảng không giữa các tế bào tạo thành nước mô, nước mô thực hiện quá trình trao đổi chất với tế bào sau đó đổ vào mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết, bạch huyết trở về tim hòa vào trong máu. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - GV tổ chức trò chơi: Cặp đôi hoàn hảo. - Giáo viên chiếu hình 36.1, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi: (?) Xác định trên hình thành phần của môi trường trong cơ thể, trình bày mối quan hệ giữa các thành phần đó. HS nhận nhiệm vụ. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Cá nhân học sinh nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh hình thực hiện nhiệm vụ. Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo kết quả: Gv mời đại diện 1 số HS mô tả thành phần cấu tạo của môi trường trong cơ thể trên tranh và giải thích mối quan hệ giữa các thành phần đó. Đại diện 1 số HS trình bày, các HS khác nhận xét. Tổng kết Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết. Ghi nhớ kiến thức Hoạt động 2: Tìm hiểu về cân bằng môi trường trong cơ thể (20 phút) a) Mục tiêu: - Nêu được khái niệm cân bằng môi trường trong và vai trò của sự duy trì môi trường trong cơ thể (ví dụ: nồng độ glucose, nồng độ muối, urea, uric acid, Ph trong máu).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.