Nội dung text 26. HSG Hóa 12 tỉnh Phú Thọ [Trắc nghiệm + Tự luận].docx
Trang 2/10 – Mã đề 053-H12B a) Xác định công thức phân tử của X. b) Viết công thức cấu tạo của X. Giải thích ngắn gọn. Câu III (2,0 điểm). 1. Nung 25 gam một mẫu quặng malachite có thành phần chính là Cu(OH) 2 .CuCO 3 (còn lại là tạp chất trơ) trong không khí đến khối lượng không đổi. Cho toàn bộ lượng chất rắn thu được (gồm CuO và tạp chất trơ) vào cốc thủy tinh, sau đó cho từ từ dung dịch H 2 SO 4 19,6% vào cốc cho đến khi chất rắn không tan thêm được nữa thì dừng lại, lọc bỏ tạp chất trơ thu được dung dịch X. Làm lạnh toàn bộ dung dịch X xuống 10°C thu được dung dịch Y có nồng độ 14,16% và tách ra 25 gam tinh thể CuSO 4 .5H 2 O. a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. b) Tính phần trăm theo khối lượng của Cu trong 25 gam mẫu quặng malachite trên. 2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm magnesium và iron trong dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được dung dịch Y và 4,958 lít khí H 2 . Thêm tiếp a gam bột một oxide của iron vào dung dịch Y thu được dung dịch Z. Cho dung dịch KMnO 4 0,3 M vào Z, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì hết 200 mL, thu được dung dịch có chứa H 2 SO 4 và 145,48 gam hỗn hợp muối trung hòa. Xác định m và a. Câu IV (2,0 điểm). 1. Bột ngọt (muối monosodium của glutamic acid) là một loại gia vị, được sản xuất từ dung dịch NaOH 40% và tinh thể glutamic acid (chứa 80% acid). Bột ngọt thu được có độ tinh khiết 99%. Giả thiết hiệu suất của cả quá trình tính theo glutamic acid là 90%. Để thu được 1200 gói bột ngọt (mỗi gói nặng 1 kg) cần m tấn tinh thể glutamic acid. a) Tính m. b) Đặt glutamic acid ở pH = 8,0 vào trong một điện trường. Hãy nêu và giải thích sự dịch chuyển của glutamic acid về các điện cực. 2. Một nhà máy sản xuất xà phòng từ mỡ lợn chứa các chất béo, có tỉ lệ số mol như sau: n(C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 : n(C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 : n(C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 = 1 : 2 : 2. Sau khi tính toán lượng mỡ cần thiết, hòa trộn nguyên liệu với phụ gia, chất độn và dung dịch xút ở 32°C đến 35°C để thu được một hỗn hợp đồng nhất. Rót hỗn hợp vào khuôn sắt để phản ứng xà phòng hóa xảy ra. Giữ khuôn ở 30°C trong suốt quá trình phản ứng. Phản ứng sẽ kết thúc sau vài giờ, nhưng cần giữ xà phòng ở trong khuôn vài ngày cho sản phẩm đạt độ cứng cần thiết. Cuối cùng, cắt xà phòng thành từng bánh có khối lượng 100 gam/1 bánh, đóng nhãn và bao gói. Dưới đây là bảng giá nguyên liệu và các chi phí: STT Nội dung Đơn giá 1 Mỡ lợn 80.000/1 kg 2 Dung dịch NaOH 40% 20.000/1 kg 3 Phụ gia + chất độn 100.000/1 kg 4 Nhân công, máy móc, chi phí khác 4.000/1 bánh xà phòng a) Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Trang 4/10 – Mã đề 053-H12B Câu 6: Một học sinh tiến hành làm các thí nghiệm sau: (a) Cho 1,6 mol carbon dioxide vào dung dịch chứa 1 mol barium hydroxide. (b) Cho dung dịch chứa 5 mol silver nitrate vào dung dịch chứa 1 mol iron(II) chloride. (c) Cho dung dịch chứa 1 mol calcium hydrogencarbonate vào dung dịch chứa 1 mol sodium hydroxide. (d) Cho 2 mol barium vào dung dịch chứa 1 mol aluminium sulfate. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm sản phẩm thu được hai kết tủa là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 7: Cho các chất sau: ClH 3 NCH 2 COOH; H 2 NCH(CH 3 )CONHCH 2 COOH; (CH 3 NH 3 ) 2 SO 4 ; H 2 NCH 2 CONHCH 2 COOH; (CH 3 COO) 2 C 2 H 4 . Số chất khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được dung dịch chứa một muối là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 8: Cho biết biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở điều kiện chuẩn: CO (g) + O 2 (g) → CO 2 (g) Δ r = -283,0 kJ Biết Δ f (CO 2 (g)) = -393,5 kJ. Nhiệt tạo thành chuẩn của CO là A. -110,5 kJ. B. +110,5 kJ. C. + 221,0 kJ. D. -221,0 kJ. Câu 9: Nguyên tử X có tổng số electron thuộc phân lớp p là 6, nguyên tử Y có 4 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng, electron cuối cùng điền vào phân lớp s. Biết rằng X và Y thuộc hai nhóm liên tiếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Phát biểu nào sau đây sai? A. Liên kết trong phân tử oxide cao nhất của X là liên kết ion. B. Hydroxide của X khi tan trong nước tạo dung dịch có tính base mạnh. C. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử X có 3 lớp electron và có 2 electron độc thân. D. X, Y là kim loại có tính khử mạnh. Câu 10: Có 4 dung dịch: HCl, NH 4 Cl, Na 2 CO 3 và CH 3 COOH cùng nồng độ được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Giá trị pH của các dung dịch trên được cho trong bảng sau: Dung dịch X Y Z T pH 5,25 11,53 3,01 1,25 Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. CH 3 COOH, NH 4 Cl, HCl, Na 2 CO 3 . B. NH 4 Cl, CH 3 COOH, HCl, Na 2 CO 3 . C. Na 2 CO 3 , HCl, NH 4 Cl, CH 3 COOH. D. NH 4 Cl, Na 2 CO 3 , CH 3 COOH, HCl. Câu 11: Trong nước mưa acid thường có pH = 4 đến pH = 5. pH trong nước mưa acid thấp chủ yếu là do có chứa các acid như HNO 3 , H 2 SO 4 . Trong tự nhiên, HNO 3 còn được tạo ra từ N 2 theo sơ đồ chuyển hóa: N 2 → NO → NO 2 → HNO 3 . Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các phản ứng trong sơ đồ trên đều xảy ra ở điều kiện thường. B. HNO 3 sinh ra từ quá trình trên sẽ cung cấp một lượng phân đạm cho cây trồng ở dạng NO 3 - . C. Acid HNO 3 có tính khử mạnh. D. Một cơn mưa acid, nước mưa có pH = 4 thì nồng độ HNO 3 có trong nước mưa đó là 10 -4 M. Câu 12: Geranial (chứa 78,94% carbon, 10,53% hydrogen, 10,53% oxygen về khối lượng) có trong tinh dầu sả có tác dụng sát trùng, chống căng thẳng, giảm mệt mỏi,. Người ta đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng của geranial, thu được giá trị m/z của peak ion phân tử [M + ] bằng 152. Cho biết geranial có cấu tạo mạch hở. Tổng số liên kết xích ma (σ) trong một phân tử geranial là A. 26. B. 27. C. 25. D. 29. Câu 13: Hợp chất X có tác dụng kháng khuẩn, chống vi sinh vật kí sinh trên da. Biết X có công thức phân tử C 7 H 8 O và chứa vòng benzene, phổ IR của X có peak hấp thụ rộng ở vùng 3300 cm -1 . Oxi hóa X bằng CuO nung nóng, thu được hợp chất Y có peak hấp thụ đặc trưng ở khoảng 1700 cm -1 . Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phổ IR của X có peak hấp thụ rộng ở vùng 3300 cm -1 nên X có nhóm C=O.