Nội dung text Chủ đề 1. Đại cương về dòng điện xoay chiều.doc
3 D. Đối với dòng điện xoay chiều, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng 0. Câu 2: Một đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm bóng đèn và cuộn cảm mắc nối tiếp. Lúc đầu trong lòng cuộn cảm có lõi thép. Nếu rút lõi thép ra từ từ khỏi cuộn cảm thì độ sáng bóng đèn A. tăng lên. B. giảm xuống. C. tăng đột ngột rồi tắt. D. không đổi. Câu 3: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu RLCu, u, u tương ứng là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là A. Ru sớm pha π/2 so với Lu . B. Lu sớm pha π/2 so với Cu . C. Ru trễ pha π/2 so với Cu . D. Cu trễ pha π/2 so với Lu . Câu 4: Gọi u, i lần lượt là điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời trong mạch. Lựa chọn phương án đúng: A. Đối với mạch chỉ có điện trở thuần thì i = u/R . B. Đối với mạch chỉ có tụ điện thì Ci = u/Z . C. Đối với mạch chỉ có cuộn cảm thì Li = u/Z . D. Đối với đoạn mạch nối tiếp u/i = không đổi Câu 5: Khi nghiên cứu đồng thời đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp hai đầu đoạn mạch xoay chiều và cường độ dòng điện trong mạch người ta nhận thấy, đồ thị điện áp và đồ thị dòng điện đều đi qua gốc tọa độ. Mạch điện đó có thể là A. Chỉ điện trở thuần. B. Chỉ cuộn cảm thuần. C. Chỉ tụ điện. D. Tụ điện ghép nối tiếp với điện trở thuần. Câu 6: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện một điện áp xoay chiều ổn định thì đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời chạy trong đoạn mạch có dạng là A. Hình sin. B. Đoạn thẳng. C. Đường tròn. D. Elip. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện? A. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng không. B. Điện áp giữa hai bản tụ điện trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện qua đoạn mạch. C. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là khác không. D. Tần số góc của dòng điện càng lớn thì dung kháng của đoạn mạch càng nhỏ. Câu 8: Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần A. cùng tần số với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và có pha ban đầu luôn bằng 0. B. cùng tần số và cùng pha với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. C. luôn lệch pha π/2 so với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch. D. có giá trị hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện trở của mạch. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng với cuộn thuần cảm? A. Cuộn cảm có tác dụng cản trở đối với dòng điện xoay chiều, không có tác dụng cản trở đối với dòng điện một chiều (kể cả dòng điện một chiều có cường độ thay đổi hay dòng điện không đổi). B. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm tỉ lệ với tần số dòng điện. C. Cảm kháng của cuộn cảm tỉ lệ nghịch với chu kì của dòng điện xoay chiều. D. Cảm kháng của cuộn cảm không phụ thuộc tần số của dòng điện xoay chiều. Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều 0u = Ucos2πft ( 0U không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn. B. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha π/2 so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. C. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số f thay đổi. D. Dung kháng của tụ điện càng lớn khi tần số f càng lớn. Mạch RLC nối tiếp Câu 11: Đặt điện áp 0u = Ucosωt + φ vào hai đầu đoạn mạch có R,L,C mắc nối tiếp. Biết 2ωLC = 1 . Điều nào sau đây không đúng? A. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch lớn nhất B. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là 2 0U/2R C. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu đoạn mạch lớn nhất D. Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch bằng điện áp tức thời hai đầu điện trở R. Câu 12: Dung kháng của một mạch RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch ta phải A. Tăng điện dung của tụ điện B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây C. Giảm điện trở của mạch D. Giảm tần số dòng điện xoay chiều Câu 13: Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp với L có thể thay đổi được. Trong đó R và C xác định. Mạch điện được đặt dưới hiệu điện thế u = U2cosωt , với U không đổi và ω cho trước. Khi LmaxU thì giá trị của L xác định bằng biểu thức nào sau đây? A. 2 2 1 L = R+ C B. 2 2 1 L = 2CR+ C C. 2 2 1 L = CR+ C D. 2 2 1 L = CR+ 2C Câu 14: Cường độ dòng điện luôn luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch khi: A. Đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp. B. Đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp. C. Đoạn mạch có R và C và L mắc nối tiếp. D. Đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp. Câu 15: Cho mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L, tụ điện có điện dung C. Chọn câu đúng: