Nội dung text 24. DE TH10. 10.5.2025.docx
B. Cách li địa lý đã góp phần vào quá trình hình thành loài mới từ loài B thành loài C. C. Những đặc điểm di truyền từ loài tổ tiên có thể chỉ truyền lại cho hai loài A và C. D. Loài A và loài C có thể cùng nhánh phát sinh chủng loại do quá trình hình thành loài C được phát sinh từ loài A. Câu 7. Hình dưới đây mô tả về một loài bướm sâu đo sống trên thân cây bạch dương ở vùng Manchester nước Anh, trước năm 1848 môi trường chưa ô nhiễm và thân cây bạch dương có màu trắng. Khoảng 50 năm sau khi môi trường ô nhiễm bởi khói bụi than, thân cây bạch dương chuyển sang màu sẫm. Dựa vào hình trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng về quá trình hình thành đặc điểm thích nghi? A. Bướm đêm không phải là nguồn thức ăn của nhiều loài chim, động vật có vú và côn trùng khác. Qua thời gian dài, quần thể bướm đêm ở khu vực này có sự thay đổi về tần số kiểu hình màu sắc thân. B. Các yếu tố đóng góp vào sự thay đổi tần số kiểu hình màu sắc của bướm đêm là: khói bụi, đột biến, động vật ăn bướm đêm. Sự thay đổi màu sắc thân giúp bướm đêm thích nghi với môi trường sống, tăng khả năng sống sót. C. Quần thể bướm đêm ban đầu chủ yếu gồm các con bướm có màu trắng ngà, một số ít có cánh màu sẫm. Khi khói bụi từ khu công nghiệp ở vùng lân cận làm thân cây bạch dương phủ màu bụi sẫm, các con bướm có màu sẫm dễ bị phát hiện và bị ăn thịt. D. Nếu khói bụi từ khu công nghiệp ở vùng lân cận được xử lí làm thân cây bạch dương trở lại màu sáng ban đầu. Qua thời gian dài, tần số kiểu hình màu sẫm của bướm đêm vẫn chiếm ưu thế. Câu 8. Đại dịch Covid – 19 đã làm tử vong hàng triệu người trên thế giới. Xét trên quan điểm tiến hóa, sự suy giảm số lượng cá thể của quần thể người do tác động của đại dịch Covid – 19 có thể coi là ví dụ minh hoạ cho tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Phiêu bạt di truyền. C. Đột biến. D. Dòng gene. Câu 9. Một bệnh di truyền ở người do 1 trong 2 allele trội lặn hoàn toàn của một gene nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và được biểu hiện trong sơ đồ phả hệ ở một gia đình dưới đây: Quan sát phả hệ trên và hãy cho biết có thể xác định chính xác kiểu gene bao nhiêu người trong phả hệ trên (biết rằng không xảy ra đột biến)? A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 10. Để tìm hiểu hiện tượng kháng thuốc ở côn trùng, người ta đã làm thí nghiệm dùng DDT để xử lí các dòng ruồi giấm được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Ngay từ lần xử lí đầu tiên, tỉ lệ sống sót của các dòng đã rất khác nhau (thay đổi từ 0% đến 100% tuỳ dòng). Hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng về kết quả thí nghiệm? A. Khả năng kháng DDT có liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước. B. Khả năng kháng DDT chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT và phát sinh sau khi môi trường có DDT. C. Khả năng kháng DDT là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT. D. Khả năng kháng DDT không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
Câu 11. Trùng roi (Trichomonas) sống trong ruột mối tiết enzyme phân giải cellulose trong thức ăn thành đường để nuôi sống cả hai. Mối quan hệ khác loài của 2 loài này là A. hợp tác. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh. Câu 12. Để diệt sâu đục thân lúa người ta đã thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa, biện pháp này vừa. mang lại hiệu quả cao vừa chống ô nhiễm môi trường. Hiện tượng này trong sinh học được gọi là A. cạnh tranh cùng loài. B. cần bằng sinh học. C. khống chế sinh học. D. cân bằng quần thể. Câu 13. Hãy xác định thành tựu nào sau đây của công nghệ gene không được ứng dụng trong ngành dược phẩm? A. Chế phẩm insulin trong tế bào vi khuẩn. B. E. coli mang gene sản xuất somatostatin. C. Bò sản xuất protein người. D. Cây đậu tương biến đổi gene. Câu 14. Sơ đồ phả hệ nào sau đây cho biết sự di truyền của tính trạng mắt trắng do gene lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X ở ruồi giấm? A. Sơ đồ 1. B. Sơ đồ 2. C. Sơ đồ 3. D. Sơ đồ 4. Câu 15. Bệnh máu khó đông ở người do gene lặn thuộc một gene có 2 allele nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y. Trong một gia đình có H bị bệnh máu khó đông trong khi bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại của H bị bệnh máu khó đông. Khả năng để người em trai của H không bị bệnh máu khó đông là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 12,5%. Câu 16. Một bạn học sinh quan sát bộ nhiễm sắc thể của tiêu bản hiển vi tế bào ở mô phân sinh đỉnh ngọn của một loài hành hoa (Allium fistulosum) đang trong quá trình phân bào. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n = 16. Bạn đã mô tả bộ nhiễm sắc thể của một tế bào nhìn thấy được dưới kính hiển vi như sau: " Có 16 nhiễm sắc thể kép xoắn lại nên nhìn thấy rất rõ". Nhận định nào sau đây là đúng với giai đoạn phân bào mà học sinh đã quan sát? A. Tế bào đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân. B. Tế bào đang ở kỳ giữa của quá trình giảm phân II. C. Tế bào đang ở kỳ đầu của quá trình nguyên phân. D. Tế bào đang ở kỳ đầu của quá trình giảm phân II. Câu 17. Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam. Hãy cho biết đây là biểu hiện của hiện tượng A. diễn thế thứ sinh. B. diễn thế nguyên sinh. C. diễn thế phân hủy. D. cả diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Câu 18. Nông nghiệp bền vững là phương pháp canh tác nông nghiệp hướng đến sự bền vững lâu dài. Điều này giúp đáp ứng các nhu cầu về thực phẩm và lương thực của xã hội hiện tại. Đồng thời, phương thức nông nghiệp bền vững không gây ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Nhận định nào sau đây là sai về thỏa mãn nền nông nghiệp bền vững? A. Mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp để tăng sản lượng ngày càng cao. B. Tôn trọng môi trường, bảo tồn và quản lí hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. C. Đảm bảo mức thu nhập công bằng và đầy đủ để đảm bảo đời sống cho nông dân. D. Đảm bảo không ảnh hưởng đến các thế hệ tiếp theo trong tương lai. Phần II: Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Kết quả nghiên cứu sự di truyền tính trạng màu lông ở chuột nhảy (Meriones unguiculatus) được ghi nhận như sau: Màu lông ở chuột nhảy do 2 cặp gene không allele phân li độc lập cùng chi phối, trong đó allele A quy định lông đen, allele a quy định lông nâu; allele B tích trữ sắc tố, allele b không tích trữ sắc tố nên chuột có màu lông trắng.