PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text HSG VẬT LÍ 12-THPT CẨM GIÀNG.pdf

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG ĐỀ GIỚI THIỆU HSG KHỐI 12 Thời gian: 150 phút I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1: Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là A. gamma B. hồng ngoại. C. Rơn-ghen. D. tử ngoại. Câu 2: Sóng âm truyền trong không khí tốc độ 340m/s, tần số f = 680Hz. Giữa hai điểm có hiệu số khoảng cách tới nguồn là 25cm trên một phương truyền sóng có độ lệch pha của chúng là: A. 2 rad p D = j B. Dj = prad C. 3 2 rad p D = j D. D = j p2 rad Câu 3. Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng được biểu diễn trên hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó điểm N đang chuyển động như thế nào? A. Đang đi lên. B. Đang đi xuống. C. Đang nằm yên. D. Không đủ điều kiện để xác định. Câu 4. Một sợi dây căng ngang giữa hai điểm cố định A, B cách nhau 90cm. Người ta kích thích để có sóng dừng với tần số f. Nếu tăng tần số thêm 3 Hz thì số nút tăng thêm 18. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 18cm/s. B. 30cm/s. C. 35cm/s. D. 27cm/s. Câu 5. Một sợi dây đàn hồi được được căng giữa hai điểm cố định. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với tần số bé nhất là f1. Để lại có sóng dừng, phải tăng tần số tối thiểu đến giá trị f2. Tỉ số f2/f1 bằng A. 6. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 6. Giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn đồng bộ A, B dao động với tần số 20 Hz, điểm M cách A và B lần lượt là 16cm và 20cm, sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A. v = 20 cm/s. B. v = 26,7 cm/s. C. v = 40 cm/s D. v = 53,4 cm/s Câu 7. Tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực điện tác dụng giữa chúng: A. tăng lên 2 lần. B. giảm đi 2 lần. C. giảm đi 4 lần. D. không đổi. Câu 8. Hai hạt bụi trong không khí mỗi hạt thừa 5.108 electrôn cách nhau 2cm. Lực tĩnh điện giữa hai hạt bằng: A. 1,44.10-11 N. B. 1,44.10-9 N. C. 1,44.10-7 N. D. 1,44.10-5 N. Câu 9. Một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều có vectơ cường độ điện trường E, ur công của lực điện tác dụng lên điện tích đó không phụ thuộc vào A. hình dạng của đường đi của q. B. cường độ của điện trường E . ur C. vị trí điểm M và điểm N. D. độ lớn điện tích q. Câu 10. Cho ba điểm A, B và C theo đúng thứ tự cùng nằm trên một đường sức điện của điện trường do điện tích q gây ra độ lớn cường độ điện trường tại A là 90 V/m, tại C là 5 V/m và BA = 2BC. Độ lớn cường độ điện trường tại B có độ lớn bằng bao nhiêu? A. 7 V/m B. 21 V/m C. 14 V/m D. 9 V/m Câu 11. Xét các tụ điện giống nhau, có điện dung C = 20 pF. Ghép các tụ điện thành bộ tụ như hình 15.1 và nối 2 điểm M, N với nguồn điện có hiệu điện thế U = 12 V. Điện tích của bộ tụ là: A. 720 pC B. 360 pC C. 160 pC D. 240 pC. Câu 12. Biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện A. I = Snv B. I = Sve C. I = nve/S D. I = Snve Câu 13. Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l, tiết diện S có điện trở 8Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2. Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu? A. 4Ω B. 6Ω C. 8Ω D. 2Ω M N A B
Câu 14. Cho mạch điện như hình vẽ. Trong đó E = 6V, r = 0,5 Ω, R1 = 1 Ω, R2 = R3 = 4 Ω, R4 = 6 Ω. Công suất của nguồn là: A. 7,2W. B. 14,4W. C. 12W. D. 16W Câu 15. Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là: A. 6 V. B. 36 V. C. 8 V. D. 12 V. Câu 16. Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là: A. 0,166V B. 6V C. 96V D. 0,6V Câu 17. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức DU = A + Q có giá trị nào sau đây? A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A > 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0. Câu 18. Một khối khí được truyền một nhiệt lượng 2000 J thì khối khí dãn nở và thực hiện được một công 1500 J. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí. A. 500 J. B. 3500 J. C. – 3500 J. D. – 500 J. Câu 19. Một ấm đun nước bằng nhôm có có khối lượng 400g, chứa 3 lít nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 740KJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 80°C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm, biết CAl = 880 J/kg.K, CH2O = 4190 J/kg.K. A. 8,15°C B. 8,15 K C. 22,70 C D. 22,7 K Câu 20. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì công thức ΔU = A + Q phải thỏa mãn A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A > 0. C. Q < 0 và A < 0. D. Q > 0 và A < 0. Câu 21. Khi cung cấp nhiệt lượng 1J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đầy pitong di chuyển 2cm. Cho hệ ma sát giữa pitong và xilanh là 20N. Độ biến thiên nội năng của khí là? A. 0,4J B. −0,4 C. 0,6 D. −0,6J Câu 22. Một vật khối lượng 1 kg trượt trên một mặt phẳng nghiêng dài 0,80 m đặt nghiêng 300 . Ở đỉnh của mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật bằng 0; trượt tới chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật đạt 1,2 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2 . Độ biến thiên nội năng trong quá trình nói trên bằng A. 7,02 J. B. 3,2 J. C. 3,92 J. D. 6,4 J. Câu 23. Nhiệt độ vào một ngày mùa hè ở Hà Nội là 35 0C. Nhiệt độ đó tương ứng với bao nhiêu độ F? A.59 0F. B. 67 0F. C. 95 0F. D. 76oF. Câu 24. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 4 kg nước đá ở 0 0C (rắn) để chuyển nó thành nước ở 20 0C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 34.104 J/kg và nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/kg.K. A. 1694400J. B.1580000J. C.2150000J. D.1570000 J. II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1: Một sóng ngang truyền trên mặt nước với tần số f = 10Hz.Tại một thời điểm nào đó một phần mặt nước có hình dạng như hình vẽ . Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của D là 60cm và điểm C đang đi xuống qua vị trí cân bằng. Đúng Sai a. Điểm D đang có vận tốc nhỏ nhất b. Điểm B với điểm D luôn dao động ngược pha c. Sóng truyền theo chiều từ E đến A d. Tốc độ truyền sóng là 8m/s Câu 2. Tại mặt nước, hai nguồn đồng bộ đặt ở A và B cách nhau 20cm, ddđh với tần số 20Hz, tốc độ truyền sóng là 60cm/s, O là trung điểm của AB. A B C D E
Đúng Sai a. Bước sóng là 3m b. Trên AB khoảng cách giữa hai điểm dao động cực đại liên tiếp là 3cm c. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AC (với ABC là tam giác vuông cân tại B ) là 9 điểm d Xét điểm M thuộc đường tròn tâm O đường kính AB, Biết M dao động max và cách A một đoạn lớn nhất ≈19,9cm Câu 3. Trong thí nghiêm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng gồm vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 750 nm. Đúng Sai a. Vân sáng trung tâm là vân sáng trắng b. Vân sáng gần vân trung tâm nhất có màu đỏ c. Tại điểm M cách vân trung tân 1cm có 3 bức xạ cho vân sáng d Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng là 4,56mm Câu 4: Hai điện tích điểm q1 = -10-7 C và q2 = 2,5.10-8 C đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau 5 cm. Đúng Sai a. Hai điện tích hút nhau bằng 1 lực 1,2N b. Tại trung điểm O của AB cường độ điện trường tổng hợp do 2 điện tích này gây ra hướng về B c. Lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 = 2.10-8 C đặt tại điểm C sao cho CA = 3 cm, CB = 4 cm là 0,0202N d Vị trí cường độ điện trường tổng hợp do 2 điện tích này gây ra bị triệt tiêu cách A 10cm và cách B 5cm Câu 5. Hai dây dẫn (1) và (2) được làm từ cùng một loại vật liệu kim loại, có cùng một cường độ dòng điện chạy qua nhưng bán kính dây (1) lớn gấp 3 lần bán kính dây (2). Đúng Sai a. Điện trở suất của hai dây là như nhau b. Nếu hai dây cùng chiều dài, gọi điện trở của dây (1) là R1 và điện trở của dây (2) là R2 thì R2=9R1. c. Mật độ số hạt tại điện của dây 1 gấp 3 lần mật độ số hạt tải điện của dây 2 d Tính tỉ số tốc độ trôi của electron dẫn trong dây số (2) với dây số (1) bằng 9
Câu 6. Hình bên dưới là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của thí nghiệm đun nóng liên tục của một lượng nước đá trong một bình không kín Phát biểu Đúng Sai a. Đoạn OA cho biết nước tồn tại ở cả thể rắn và thể lỏng b. Đoạn CD cho biết nước không tồn tại ở thể lỏng c. Đoạn AB cho biết nước đang tồn tại ở thể rắn d. Đoạn BC cho biết nước đang sôi III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Người ta cung cấp nhiệt lượng 2,5J cho chất khí đựng trong 1 xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pittông đi một đoạn 5cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn là 10N. Câu 2. Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g nước ở 100°C. Khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp nước là 37,5°C, mhh = 140g. Biết nhiệt độ ban đầu của nó là 200C, CH2O = 4200 J/kg.K. Nhiệt dung riêng của chất lỏng ấy đơn vị J/kg.K có giá trị là: Câu 3. Hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là 0,5cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là bao nhiêu cm Câu 4. Sóng dừng trên dây với tốc độ truyền sóng là 20cm/s. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp với sợi dây duỗi thẳng là 0,5s. Giá trị bước sóng là bao nhiêu cm Câu 5. Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Young. Nguồn sáng gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ 1 = 0,51 μm và λ 2. Khi đó ta thấy tại vân sáng bậc 4 của bức xạ λ1 trùng với một vân sáng của λ 2. Bước sóng λ2 có giá trị bằng bao nhiêu μm. Biết λ 2 có giá trị từ 0,6 μm đến 0,7μm. Câu 6. Tại điểm O đặt điện tích điểm Q. Trên tia Ox có hai điểm A, B. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm A, B lần lượt là EA = 900V/m; EB = 100 V/m. Cường độ điện trường tại điểm M có giá trị bằng bao nhiêu V/m biết rằng M ở giữa AB sao cho AM=3BM Câu 7. Cho mạch điện gồm nguồn điện nối với biến trở R, biết: nguồn có E = 3V, r = 1Ω, bỏ qua các điện trở dây nối và ampe kế. Thay đổi R để công suất mạch ngoài cực đại thì giá trị cực đại ấy là bao nhiêu W Câu 8. Một người thợ rèn nhúng một con dao bằng thép có khối lượng 1,1 kg ở nhiệt độ 8500C vào trong bể nước lạnh để làm tăng độ cứng của lưỡi dao. Nước trong bể có thể tích 200 lít và có nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngoài trời là 270C. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho thành bể và môi trường bên ngoài. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K; của nước là 4180 J/kg.K. Nhiệt độ của nước khi có sự cân bằng nhiệt là bao nhiêu 0C?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.