Nội dung text 10. Đề tham khảo của bộ 2025.pdf
ĐỀ VẬT LÝ THAM KHẢO CỦA BỘ 2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Quá trình một chất chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là quá trình A. Nóng chảy. B. Hóa hơi. C. Hóa lỏng. D. Đông đặc. Câu 2: Biển báo nào dưới đây cảnh báo khu vực có chất phóng xạ? A. B. C. D. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Hình bên là sơ đồ nguyên lí hoạt động của một máy sưởi dùng nước nóng. Nước nóng được bơm vào ống bên trong máy, hệ thống tản nhiệt được gắn với ống này. Không khí lạnh được hút vào trong máy sưởi bằng quạt và được làm ấm lên nhờ hệ thống tản nhiệt. Mỗi giờ có 575 kg nước nóng được bơm qua máy. Biết nhiệt độ của nước giảm 5,0∘C khi đi qua máy; nhiệt dung riêng của nước là c = 4180 J/(kg. K). Câu 3: Nhiệt độ của nước giảm bao nhiêu kelvin khi đi qua máy sưởi? A. 5 K. B. 278 K. C. 268 K. D. 4 K. Câu 4: Nhiệt lượng tỏa ra từ nước trong mỗi giờ là A. 12 MJ. B. 670 MJ. C. 2,5 MJ. D. 21 kJ. Câu 5: Một vật đang được làm lạnh sao cho thể tích của vật không thay đổi. Nội năng của vật A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đồi. D. Tăng lên rồi giảm đi. Câu 6: Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất bằng áp suất khí quyển. Nếu giữ nhiệt độ của khối khí đó không đổi và làm cho áp suất của nó bằng một nửa áp suất khí quyển thì thể tích của khối khí A. Bằng một nửa giá trị ban đầu. B. Bằng hai lần giá trị ban đầu. C. Bằng giá trị ban đầu. D. Bằng bốn lần giá trị ban đầu. Câu 7: Gọi p, V và T lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí lí tưởng xác định. Công thức nào sau đây mô tả đúng định luật Charles? A. pV = hằng số. B. V T = hằng số. C. VT = hằng số. D. p T = hằng số. Câu 8: Khi chưa đóng cửa, không khí bên trong ô tô có nhiệt độ là 25∘C. Sau khi đóng cửa và đỗ ô tô dưới trời nắng một thời gian, nhiệt độ không khí trong ô tô là 55∘C. So với số mol khí trong ô tô ngay khi vừa đóng cửa, phần trăm số mol khí đã thoát ra là A. 9%. B. 91%. C. 10%. D. 55%. Câu 9: Trong sóng điện từ, cường độ điện trường ⃗E và cảm ứng từ ⃗B A. Ngược chiều nhau. B. Cùng chiều nhau. c. Tạo với nhau góc 45∘ . D. Tạo với nhau góc 90∘ . Sử dụng các thông tin sau cho Câu 10 và Câu 11: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích S, gồm N vòng dây quay đều với tốc độ góc ω quanh trục cố định vuông góc với cảm ứng từ ⃗B của từ trường đều (hình bên).
lớn của cảm ứng từ này giảm đều từ 1,80 T xuống 0,20 T thì cường độ dòng điện trong vòng kim loại này là A. 7,6 A B. 1,9 A C. 8,5 A D. 3,8 A PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Có thể sử dụng bộ thí nghiệm (hình bên) để tìm hiểu về mối liên hệ giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định ở nhiệt độ không đổi. a) Trình tự thí nghiệm: Nén (giữ nguyên nhiệt độ) khí trong xilanh; Ghi giá trị thể tích và giá trị áp suất khí; Lặp lại các thao tác. b) Với kết quả thu được ở bảng bên, công thức liên hệ áp suất theo thể tích là p= 23 V , p đo bằng bar (1bar = 105 Pa), V đo bằng cm3. c) Lượng khí đã dùng trong thí nghiệm là 8.10−4 mol. d) Thí nghiệm này đã chứng minh được định luật Boyle. Câu 2: Để xác định các chất trong một mẫu, người ta dùng một máy được gọi là máy quang phổ khối (khối phổ kế, hình bên). Khi cho mẫu vào máy này, hạt có khối lượng m bị ion hóa sẽ mang điện tích q. Sau đó, hạt được tăng tốc đến tốc độ v nhờ hiệu điện thế U. Tiếp theo, hạt sẽ chuyển động vào vùng từ trường theo phương vuông góc với cảm ứng từ ⃗B. Lực từ tác dụng lên hạt có độ lớn F = Bv|q|, có phương vuông góc với cảm ứng từ⃗B và với vận tốc v⃗ của hạt. Bán kính quỹ đạo tròn của hạt trong vùng có từ trường là r. Dựa trên tỉ số |q| m , có thể xác định được các chất trong mẫu. a) Tốc độ của hạt bị thay đổi do tác dụng của từ trường trong máy. b) Bỏ qua tốc độ ban đầu của hạt. Sau khi được tăng tốc bởi hiệu điện thế U, tốc độ của hạt là v = √ 2|q|U m c) Tỉ số giữa độ lớn điện tích và khối lượng của hạt là |q| m = 2U Br 2 d)Biết U = 3,00kV; B = 3,00 T; 1amu = 1,66. 10−27 kg; |e| = 1,60. 10−19C. Bán kính quỹ đạo của ion âm 35Cl− trong vùng có trường là r = 0,0156 m. Câu 3: Một nhóm học sinh tìm hiểu về mối liên hệ giữa sự thay đổi nội năng của một khối khí xác định và nhiệt độ của nó. Họ đã thực hiện các nội dung sau: (I) Chuẩn bị các dụng cụ: Xilanh có pit- tông và cảm biến nhiệt độ (hình vẽ); (II) Họ cho rằng khi làm thay đổi nội năng của khối khí trong xilanh bằng cách tăng, giảm thể tích thì nhiệt độ của khối khí thay đổi; (III) Họ đã làm thí nghiệm nén khối khí trong xilanh và thu được kết quả là nhiệt độ khối khí tăng lên; (IV) Họ kết luận rằng thí nghiệm này đã chứng minh được nội dung ở (II). a) Nội dung (I) thể hiện việc thực hiện một phần kế hoạch nghiên cứu. b) Nội dung (II) là giả thuyết của nhóm học sinh. c) Nội dung (III) là đủ để đưa ra kết luận (IV). d) Trong thí nghiệm ở nội dung (III), nội năng của khối khí tăng lên là do khối khí đã nhận công.