Nội dung text ĐỀ 10 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 10 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Cl = 35,5, Ca = 40, Cr = 52, Fe = 56. PHẦN I (3 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong công nghiệp, phương pháp điện phân dung dịch được sử dụng để sản xuất một lượng đáng kể kim loại nào sau đây? A. Zn. B. Al. C. Ca. D. Mg. Câu 2. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tố kim loại? A. 4s 2 4p 5 . B. 3s 2 3p 3 . C. 2s 2 2p 6 . D. 3s 1 . Câu 3. Kim loại có tính dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo, ánh kim là do A. kim loại có cấu trúc mạng tinh thể. B. kim loại có tỉ khối lớn. C. các electron tự do trong kim loại gây ra. D. kim loại có bán kính nguyên tử và điện tích hạt nhân nhỏ. Câu 4. Cho các nhận xét về trạng thái oxi hoá của nguyên tố kim loại được nêu sau đây: (a) Iron (Fe) chỉ có số oxi hoá +2 và +3. (b) Manganese (Mn) không có số oxi hoá +3. (c) Copper (Cu) trong hợp chất có số oxi hóa +1 có khả năng thể hiện tính khử. (d) Hợp chất của chromium (Cr) +6 có khả năng thể hiện tính oxi hoá. Số nhận xét đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Trong tự nhiên, calcium sulfate tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO 4 .2H 2 O) được gọi là A. vôi sống. B. vôi tôi. C. thạch cao sống. D. đá vôi. Câu 6. Trong dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất, kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là A. Fe. B. Ti. C. Cu. D. Mn. Câu 7. Phức chất của Cr(0) có dạng hình học bát diện chỉ chứa phối tử CO có công thức hóa học là A. [Cr(CO) 4 ]. B. [Cr(CO) 6 ]. C. [Cr(CO) 4 ] 2+ . D. [Cr(CO) 6 ] 2+ . Câu 8. Cho phát biểu sau: “Khi tan trong nước, muối của các kim loại chuyển tiếp …(1)… thành các ion. Sau đó, cation kim loại chuyển tiếp (M n+ ) thường nhận các cặp electron hoá trị riêng từ các phân tử H 2 O để hình thành các liên kết cho − nhận, tạo ra phức chất aqua có dạng tổng quát là ...(2)....” Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là A. điện li, [M(H 2 O) n ] + . B. điện li, [M(H 2 O) m ] n+ . C. điện phân, [M(H 2 O) m ] n+ . D. phân li, [M(H 2 O) n ] + . Câu 9. Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh nên có nhiều tính chất hoá học khác biệt hơn so với các nhóm kim loại khác. Nguyên nhân nào sau đây là không phù hợp? A. Kim loại kiềm có thể điện cực chuẩn rất nhỏ. B. Kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn các kim loại khác. C. Tương tác giữa electron hoá trị với hạt nhân nguyên tử là yếu. D. Mạng tinh thể nguyên tử có liên kết kim loại bền vững. Câu 10. Từ hai muối X và Y thực hiện các sơ đồ phản ứng hoá học sau: (a) X X 1 + CO 2 ; (b) X 1 + H 2 O X 2 ; Mã đề thi: 010
Kết thúc phản ứng, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa? Câu 4. Một nhà máy gang thép sản xuất thép thành phẩm từ 400 tấn quặng hematite đỏ (chứa 84% Fe 2 O 3 về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa sắt) với hiệu suất cả quá trình đạt 91% theo sơ đồ: Quặng hematite đỏ Gang trắng Thép Thép thành phẩm Toàn bộ lượng thép thành phẩm là k cây thép hình trụ, phi 20 (đường kính 20 mm), dài 11,7 m. Giá trị của k là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)? Biết thép thành phẩm chứa 98% sắt về khối lượng và có khối lượng riêng là 7,9 tấn/m 3 ; cho = 3,14. PHẦN IV (3 điểm). Tự luận. Câu 1. (1,0 điểm) a) Vì sao khi có sự gia tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì các rạn san hô và núi đá vôi có thể bị phá huỷ, xói mòn? b) Trong cốc nước chứa 0,01 mol Na + ; 0,02 mol Ca 2+ ; 0,01 mol Mg 2+ ; 0,05 mol HCO 3 − và 0,02 mol Cl − . Đun sôi cốc nước hồi lâu, nước thu được thuộc loại nước cứng nào? Câu 2. (1,0 điểm) a) Hãy giải thích trường hợp sau: Một vật được làm bằng hợp kim sắt (gang, thép) bị gỉ rất nhanh trong trường hợp bề mặt của vật tiếp xúc nước muối hoặc nước chanh. b) Có thể dùng dung dịch sulfuric acid đặc để phân biệt đoạn dây bạc và đoạn dây platinum được không? Vì sao? Câu 3. (1,0 điểm) Khi phân tích một phức chất của chromium (X), cho thấy thành phần về khối lượng là Cr (24,82%), N (20,05%), Cl (50,84%), còn lại là hydrogen. a) Xác định công thức của phức chất (X) biết phức chất có dạng hình học bát diện. b) Giải thích sự hình thành phức chất trên. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 10 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A D C B C C B B D D C C Phần II (2 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a S 2 a Đ b Đ b Đ c Đ c S d S d S Phần III (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án 5 1,2 1 7525 Phần IV (3,0 điểm): Câu 1. (1,0 điểm) a) Các rạn san hô và núi đá vôi có thành phần chính là CaCO 3 . Mà CaCO 3 phản ứng được với nước có carbon dioxide hòa tan theo phương trình hóa học: CaCO 3 (s) + H 2 O(l) + CO 2 (aq) ⇌ Ca(HCO 3 ) 2 (aq) Khi tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì cân bằng hóa học trên sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của carbon dioxide, tức là chiều của phản ứng thuận. Nên lượng CaCO 3 (s) bị giảm đi. Do đó, khi có sự gia tăng nồng độ của carbon dioxide trong nước biển thì các rạn san hô và núi đá vôi có thể bị phá huỷ, xói mòn. b) Các phương trình hóa học của phản ứng: 2HCO 3 − ot H 2 O + CO 2 + CO 3 2− 0,05 0,025 CO 3 2- + Ca 2+ → CaCO 3 0,02 0,02 CO 3 2- + Mg 2+ → MgCO 3 0,005 0,005 Sau khi đun, trong cốc nước còn lại 0,01 mol Na + ; 0,005 mol Mg 2+ và 0,02 mol Cl - . Do còn muối MgCl 2 nên nước cứng thu được là nước cứng vĩnh cửu. Câu 2. (1,0 điểm) a) Khi bề mặt của vật làm bằng hợp kim sắt tiếp xúc nước muối hoặc nước chanh (là những dung dịch chất điện li mạnh), tạo điều kiện cho quá trình ăn mòn điện hoá xảy ra nhanh. b) Có thể dùng dung dịch sulfuric acid đặc để phân biệt đoạn dây bạc và đoạn dây platinum được. + Bạc tác dụng được với dung dịch sulfuric acid đặc cho hiện tượng sủi bọt khí và dung dịch xuất hiện vẩn đục trắng. 2Ag (s) + 2H 2 SO 4(aq) Ag 2 SO 4(s) + SO 2(g) + 2H 2 O (l) + Platinum không tác dụng được với dung dịch sulfuric acid đặc nên không có hiện tượng xảy ra.