PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN.doc

THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN Câu 1: Hệ thần kinh có cấu tạo và chức năng như thế nào? Hướng dẫn trả lời Hệ thần kinh có cấu tạo và chức năng như sau: * Cấu tạo: - Hệ thần kinh được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh (nơron). - Hệ thần kinh bao gồm: + Phần trung ương: Não bộ và tủy sống. + Phần ngoại biên: Các dây thần kinh và hạch thần kinh. * Chức năng: - Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất, giúp cơ thể luôn thích nghi với những thay đổi của môi trường. - Hệ thần kinh gồm 2 phân hệ: + Phân hệ thần kinh vận động: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của hệ cơ - xương, liên quan đến hoạt động của cơ vân (hoạt động theo ý muốn) + Phân hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan nội tạng liên quan đến hoạt động của cơ trơn, cơ tim (hoạt động không theo ý muốn). Câu 2: Noron có cấu tạo và chức năng như thế nào? Hướng dẫn trả lời Nơron có cấu tạo và chức năng như sau: * Cấu tạo: - Nơron là đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh, có cấu tạo đặc biệt và thích nghi cao độ với chức năng của chúng. - Một nơron điển hình gồm có: + Thân nơron: Chứa nhân, các bào quan. + Nhiều sợi nhánh: Phân nhánh, xuất phát từ thân nơron, có chức năng dẫn truyền và nhận thông tin từ các nơron khác. + Sợi trục: Có thể có hoặc không có bao miêlin, tận cùng có các cúc xinap, truyền tín hiệu đến các nơron khác. - Dựa vào cấu tạo, nơron được phân thành 2 loại: + Nơron có bao miêlin: Tốc độ lan truyền xung thần kinh nhanh. + Nơron không có bao miêlin: Tốc độ lan truyền xung thần kinh chậm hơn.  * Chức năng: - Chức năng chủ yếu của nơron là: Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. + Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh. + Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền dọc theo sợi trục. - Căn cứ vào chức năng, nơron được phân thành 3 loại: + Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng dẫn truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh. + Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng liên hệ giữa các nơron. + Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở các hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng. Câu 3: Hãy trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ? Hướng dẫn trả lời Hệ thần kinh Cấu tạo Chức năng Bộ phận trung ương Bộ phận ngoại biên Phân hệ thần kinh vận động: Điều khiển hoạt động hệ cơ xương Phân hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng. Não Tủy Dây thần kinh Hạch thần kinh
Câu 4: a. Vì sao gọi là bộ phận thần kinh trung ương? Bộ phận thần kinh ngoại biên? b. Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên có những điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau?  Hướng dẫn trả lời a. Gọi là bộ phận thần kinh trung ương, bộ phận thần kinh ngoại biên là vì: - Bộ phận trung ương (não, tủy sống) được bảo vệ trong khoang xương, là bộ phận giữ vai trò điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. - Bộ phận ngoại biên (dây thần kinh và hạch thần kinh) nằm ngoài trung ương, là bộ phận dẫn truyền xung thần kinh. b. Điểm giống nhau, điểm khác nhau giữa bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên là: - Giống nhau: + Đều được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh và các tổ chức thần kinh đệm. + Đều là thành phần của cung phản xạ, giúp cơ thể thực hiện các phản xạ... - Khác nhau: Bộ phận trung ương Bộ phận ngoại biên - Gồm não và tủy sống. - Được bảo vệ trong khoang xương, não nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống. - Có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. - Gồm dây thần kinh và hạch thần kinh. - Nằm ngoài bộ phận trung ương, thường nối với cơ quan cảm ứng, cơ quan vận động. - Có chức năng dẫn truyền xung thần kinh. Câu 5: a. Vì sao gọi là hệ thần kinh vận động? Hệ thần kinh sinh dưỡng? b. Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng có những điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau? Hướng dẫn trả lời a. Gọi là hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng là vì: - Hệ thần kinh vận động tham gia điều khiển và điều hòa hoạt động của cơ vân và xương → tạo ra sự vận động của cơ thể, đây là những hoạt động có sự tham gia của ý thức. Ví dụ: Hoạt động đi, chạy, nhảy, lao động,... - Hệ thần kinh sinh dưỡng tham gia điều khiển và điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, liên quan đến hoạt động của mô cơ trơn và mô cơ tim → tạo ra sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, đây là những hoạt động không có sự tham gia của ý thức. Ví dụ: Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, ruột, hoạt động của tim,....  b. Hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng có những điểm giống nhau, những điểm khác nhau như sau: * Giống nhau: - Đều được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh và các tổ chức thần kinh đệm, tạo nên phần trung ương và phần ngoại biên. - Đều có chức năng điều hòa và điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. * Khác nhau: Hệ thần kinh vận động Hệ thần kinh sinh dưỡng - Điều khiển và điều hòa hoạt động của hệ cơ - xương. - Điều khiển và điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
- Có sự tham gia của ý thức. - Không có sự tham gia của ý thức. Câu 6: a. Thế nào là dây thần kinh não? Dây thần kinh tủy? b. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Hướng dẫn trả lời a. Dây thần kinh não là những dây thần kinh được xuất phát từ não. * Có 12 đôi dây thần kinh não (được kí hiệu từ đôi số 1 đến đôi số 12), gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động và dây pha. - Có 3 đôi thuộc về giác quan (đôi số 1, số 2 và số 8). + Đôi số 1 là dây thần kinh khứu giác. + Đôi số 2 là dây thần kinh thị giác. + Đôi số 8 là dây thần kinh thính giác. - Có 5 đôi vận động (đôi số 3, số 4, số 6, số 11 và số 12). - Có 4 đôi dây pha (đôi số 5, số 7, số 9 và số 10). * Dây thần kinh tủy là những dây thần kinh được xuất phát từ tủy, có 31 đôi dây thần kinh tủy (dây pha). b. Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước (rễ sau là rễ cảm giác và rễ trước là rễ vận động). Câu 7: Não bộ gồm những thành phần nào? Hãy cho biết vị trí của các thành phần trên não bộ? Hướng dẫn trả lời * Não bộ gồm những thành phần sau: - Trụ não: Gồm hành não, cầu não và não giữa (cuống não và củ não sinh tư). Nằm nối tiếp với đốt sống cổ của tủy sống. - Đại não: Là phần phát triển nhất của não bộ, có vỏ não phát triển phủ hết não bộ ở phía trên, che khuất các thành phần ở phía dưới. - Não trung gian: Gồm đồi thị và vùng dưới đồi, nằm ở giữa trụ não và đại não. - Tiểu não: Nằm ở phía sau trụ não.
Câu 8: a. Vì sao nói: Hành não là trung khu “sinh mệnh” của con người? b. Vì sao khi bị tổn thưong não phía bên trái thì các cơ quan phía dưới ở bên phải chịu tác động và ngược lại khi bị tổn thương não phía bên phải thì các cơ quan phía dưới ở bên trái chịu tác động? Hướng dẫn trả lời a. Nói, hành não là trung khu “sinh mệnh” của con người là vì: + Hành não chi phối những hoạt động phản xạ rất cơ bản, có tính chất quyết định sự sống còn của cơ thể con người. Đây là nơi giao tiếp và phối hợp của nhiều phản xạ vận động phức tạp, là nơi tập trung các trung khu hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa thuộc bộ phận thần kinh thực vật. + Hành não là một trạm truyền thông tin liên lạc các đường dẫn truyền thần kinh cảm giác từ tủy sống lên não và xung vận động từ não xuống. + Hành não còn nhận các thông tin cảm giác từ các thụ quan như: mắt, mũi, tai, tim..., và là điểm xuất phát của các đôi dây thần kinh não từ số IX đến số XII. → Vì thế, mọi tổn thương ở hành não đều có thể gây tử vong, trước hết là ngừng hoạt động hô hấp, tuần hoàn. b. Khi bị tổn thương bán cầu não phía bên trái thì các cơ quan phía dưới ở bên phải chịu tác động và ngược lại khi bị tổn thương ở bán cầu não phía bên phải thì các cơ quan phía dưới ở bên trái chịu tác động, vì: - Hầu hết các đường thần kinh cảm giác từ các phần dưới đi lên não và các đường thần kinh vận động từ trên não đi xuống, khi qua trụ não đều bắt chéo sang phía đối diện. Do đó, nếu một bán cầu não bị tổn thương sẽ làm tê liệt nửa thân bên đối diện. Câu 9: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não? Hướng dẫn trả lời a. Giống nhau: - Đều thuộc phần trung ương thần kinh. - Đều có cấu tạo gồm chất xám và chất trắng. - Đều thực hiện chức năng điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và dẫn truyền xung thần kinh. b. Khác nhau: Các bộ phận Đặc điểm Trụ não Não trung gian Tiểu não Cấu tạo - Gồm: Hành não, cầu não và não giữa. - Chất trắng bao ngoài. - Chất xám là các nhân xám. - Gồm: Đồi thị và dưới đồ thị. - Chất trắng nằm xen giữa các nhân xám. - Chất xám tập trung thành các nhân xám. - Vỏ chất xám nằm ngoài. - Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh. Chức năng Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp... Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt. Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp, giữ thăng bằng. Câu 10: So sánh cấu tạo và chức năng của trụ não với tủy sống? Hướng dẫn trả lời a. Giống nhau: - Đều thuộc phần trung ương thần kinh. - Đều có cấu tạo gồm chất xám nằm trong và chất trắng nằm ngoài. - Đều thực hiện chức năng điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và dẫn truyền xung thần kinh. - Đều là trung khu của các phản xạ không điều kiện. b. Khác nhau: Thành phần Đặc điểm Tuỷ sống Trụ não

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.