Nội dung text 14. HSG Hóa 12 tỉnh Nghệ An [Trắc nghiệm + Tự luận].docx
Trang 3/7 – Mã đề 014-H12B Câu 11: Trong nông nghiệp, nếu bón nhiều phân superphosphate đơn sẽ làm đất chai cứng. Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chai cứng đất A. CaHPO 4 . B. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . C. CaSO 4 . D. Ca 3 (PO 4 ) 2 . Câu 12: Cho vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch I 2 bão hòa trong KI và 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Thêm tiếp 0,5 mL dung dịch CH 3 CHO 10%. Lắc nhẹ và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng, sau một thời gian xuất hiện kết tủa màu vàng. Công thức của chất kết tủa trên là A. CH 3 COONa. B. CH 3 I. C. CHI 3 . D. KI 3 PHẦN II (4,0 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 13: Trong bình có dung tích không đổi 1 Lít, ban đầu nạp vào bình hỗn hợp gồm 0,9 mol chất A và 0,6 mol chất B. Giữ nhiệt độ ổn định ở 760°C, xảy ra cân bằng hóa học: aA(g) + bB(g) ⇋ cC(g) + dD(g) (a, b, c, d là các hệ số nguyên, tối giản của phản ứng; biểu thức tính tốc độ phản ứng tuân theo định luật tác dụng khối lượng) Sau 6 phút, phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng. Sự phụ thuộc nồng độ mol/L của các chất trong bình phản ứng vào thời gian (phút) được biểu diễn bằng đồ thị sau: a) Trước khi đạt tới trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng nghịch giảm dần theo thời gian. b) Ở trạng thái cân bằng, nếu tăng nhiệt độ của bình phản ứng thì số mol khí trong bình tăng lên, chứng tỏ rằng phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. c) Hằng số cân bằng của phản ứng ở 760°C là 0,8192. d) Tốc độ trung bình của phản ứng thuận trong khoảng thời gian từ 0 đến 6 phút là 1/1800 mol/Ls Câu 14: Benzyl butyrate là một chất có mùi của quả Sơ ri. Nó là một chất lỏng không màu, tan tốt trong ethyl alcohol và ether, không tan trong nước. Có thể tách benzyl butyrate từ thực vật bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước rồi ngưng tụ sẽ thu được hỗn hợp dạng nhũ tương (benzyl butyrate bị phân tán trong nước). a) Công thức phân tử của benzyl butyrate là C 11 H 12 O 2 . b) Phổ IR của benzyl butyrate không có tín hiệu của nhóm hydroxyl (-OH). c) Để tách benzyl butyrate từ hỗn hợp dạng nhũ tương trên, người ta dùng phương pháp chiết bởi dung môi ethyl alcohol. d) Khi cho benzyl butyrate tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư 20% so với lượng phản ứng), sau đó cô cạn dung dịch thì được chất rắn có khối lượng gấp 59/89 lần khối lượng benzyl butyrate ban đầu. Câu 15: Trong công nghiệp, một trong những nguồn chính để sản xuất iodine là rong biển. Người ta phơi khô rong biển, đốt thành tro, ngâm tro trong nước để hòa tan hết các muối. Gạn lấy dung dịch, đem cô cạn cho đến khi các muối kết tinh, làm lạnh dung dịch xuống 20°C, phần lớn muối sodium chloride và muối
Trang 4/7 – Mã đề 014-H12B sodium sulfate lắng xuống, còn muối iodide ở lại trong dung dịch. Cho dung dịch này tác dụng với một lượng khí chlorine (không lấy dư) theo phương trình hóa học: 2Nal(aq) + Cl 2 (g) → 2NaCl(aq) + I 2 (aq) Sau đó chưng cất để được iodine. a) Phản ứng trên chứng tỏ tính oxi hóa của chlorine mạnh hơn iodine. b) Ở 20°C, độ tan trong nước của sodium iodide lớn hơn độ tan của sodium chloride. c) Trong thực tế, để tăng hiệu suất phản ứng, người ta thay khí chlorine bằng khí florine. d) Nếu dùng dư chlorine sẽ làm thất thoát iodine. Câu 16: α-linoleic acid (ALA) và γ-linoleic acid (GLA) thuộc nhóm omega-n (n là số thứ tự vị trí của liên kết đôi đầu tiên tính từ đầu nhóm methyl) là những acid béo có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. α-linoleic acid và γ-linoleic acid có công thức cấu tạo như hình dưới đây: (α-linoleic) (γ-linoleic) a) α-linoleic acid và γ-linoleic acid là đồng phân của nhau. b) α-linoleic acid thuộc loại omega-6, γ-linoleic acid thuộc loại omega-3. c) Hydrogen hóa hoàn toàn α-linoleic acid và γ-linoleic acid đều thu được stearic acid. d) Thủy phân một triglyceride X thu được hỗn hợp glycerol, α-linoleic acid và γ-linoleic acid. Công thức phân tử của X là C 57 H 92 O 6 . PHẦN III (1,0 điểm). Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Câu 17: Trong nước thải của một nhà máy, hàm lượng ion amonium là 192 mg/L. Để xử lí ion amonium về nồng độ cho phép là không quá 5 mg/L (theo quy chuẩn Việt Nam), người ta tiến hành xử lí nước thải theo phương pháp Anammox (Anaerobic Ammonium Oxidation). Phương pháp này gồm 2 giai đoạn: • Giai đoạn 1: Oxi hóa ion amonium thành ion nitrite theo phản ứng sau: (HCO 3 - dùng dư 10% so với lượng cần thiết): 2NH 4 + + 3O 2 + 4HCO 3 - → 2NO 2 - + 4CO 2 + 6H 2 O • Giai đoạn 2: Diễn ra trong điều kiện yếm khí, ion amonium sẽ được oxi hoá trực tiếp thành khí nitrogen theo phản ứng: NH 4 + + NO 2 - → N 2 + 2H 2 O Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng (kg) NaHCO 3 tối thiểu cần dùng để xử lí 1000 m³ nước thải trên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Câu 18: Một loại chất béo có chứa tristearin, tripalmitin, stearic acid, palmitic acid. Thành phần % về khối lượng và hiệu suất phản ứng của các chất khi xà phòng hóa chất béo này bằng dung dịch NaOH như sau: Thành phần Tristearin Tripalmitin Stearic acid Palmitic acid Tạp chất % khối lượng 53,4% 32,24% 1,136% 1,536% 11,688% Hiệu suất 90% 88% 100% 100% (Tạp chất không tạo ra muối của acid béo) Một nhà máy cần sản xuất 15000 bánh xà phòng loại 100 gam (chứa 72% khối lượng muối sodium của các acid béo) bằng cách xà phòng hóa x kg chất béo nói trên với dung dịch NaOH. Biết trong quá trình đóng gói, lượng xà phòng bị hao hụt 4%. Tính giá trị của x (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). B. TỰ LUẬN (12 điểm). Câu I (3,0 điểm)