Nội dung text GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HSG MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 8 2023-2024.docx
1 Ngày soạn: Ngày giảng: 11/2024 Tiết 1,2,3,4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC SINH GIỎI SỬ I. Yêu cầu một học sinh giỏi Sử - Nhiều người thường nghĩ Lịch sử là môn học thuộc lòng nhưng thật ra muốn học giỏi thì phải đọc và hiểu sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Nhưng quan trọng nhất, người học giỏi lịch sử phải biết hệ thống hóa các nội dung Lịch sử bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ thống kê tư duy theo từng sự kiện, mốc thời gian, ghi nhớ có sự liên kết. Từ đó, ta mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung và dữ liệu của môn học. Bởi môn lịch sử là một môn khoa học biện chứng. - Là học sinh giỏi Lịch sử không phải chỉ cần tính siêng học bài mà là phải có khả năng lập luận, thông minh, trí nhớ tốt. Đặc biệt là phải có niềm đam mê, yêu thích Sử học. - Học sinh giỏi Lịch sử không những phải hoàn thành các bài tập của giáo viên giao mà còn phải chuẩn bị bài trước ở nhà (theo những câu gợi mở của giáo viên). Sau khi thảo luận nhóm và được giáo viên giảng giải thêm, học sinh mới hiểu sâu được kiến thức. - Ngoài việc học tập ở lớp, học sinh phải tham khảo thêm nhiều sách vở do giáo viên gợi ý hoặc tự tìm tòi. Học sinh phải có sổ tay để ghi chép những nội dung quan trọng. Đây là tư liệu cần thiết, giúp học sinh dễ dàng tra cứu, không mất nhiều thời gian truy tìm, khi cần thiết. - Học sinh không những nắm được những kiến thức của giáo viên mà còn phải biết độc lập suy nghĩ, tìm tòi, biết khái quát nội dung chương trình hay thắc mắc những gì mình còn nhận thức mơ hồ. - Nhưng nắm vững lý thuyết chưa đủ mà học sinh còn phải rèn luyện kỹ năng phân tích đề; kỹ năng viết bài và trình bày bài làm. Nhìn một bài làm hay, thì chữ đẹp bao giờ cũng dễ gây thiện cảm cho người đọc, nhất là đối với các môn khoa học Xã hội. Đây là một công việc khó khăn, học sinh cần phải được luyện tập lâu dài, thông qua các bài viết (có sự sửa chữa của giáo viên kịp thời). Ngoài ra, học sinh giỏi môn Lịch sử phải biết sử dụng triệt để các thao tác phân tích, tổng hợp để đánh giá, nhận định về một sự kiện hay vấn đề lịch sử, biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài. Hơn nữa, học sinh ấy phải biết trình bày một bài làm Lịch sử có hệ thống, logic,… 2. Yêu cầu một bài Lịch sử đạt hiệu quả: Đúng, trúng và hay, sáng tạo, độc đáo, mới mẻ, chính xác, khách quan, thẩm mĩ
2 - Đúng là lý giải không sai vấn đề mà đề hỏi, không lan man xa đề hoặc lạc đề. Trúng là tập trung xoáy sâu, khai thác triệt để trọng tâm vấn đề nội dung câu hỏi đặt ra; và hay là phương pháp lập luận chặt chẽ theo đặc trưng bộ môn, vấn đề hình thức trình bày tường minh. - Phải biết suy luận: Bài làm môn Lịch sử cần đi thẳng vào vấn đề, không viết rườm rà, dẫn đến lạc đề. Hãy đọc kỹ đề bài, hiểu rõ câu hỏi và thiết kế những kiến thức đã học theo ý đồ của câu hỏi, đừng bắt câu hỏi phải đi theo kiến thức có sẵn của mình. Học sinh phải biết chọn ra những chi tiết, sự kiện lịch sử nào để chứng minh, giải thích theo yêu cầu của đề bài. - Không được phép làm bài theo kiểu nhớ mang máng. Môn Lịch sử là một môn học tuyệt đối kỵ với các khái niệm mù mờ. Ví dụ không được nhớ nhầm “Mặt trận dân tộc thống nhất” thành “Mặt trận thống nhất dân tộc”. Không được viết lẫn lộn giữa những chữ “đấu tranh”,“chiến đấu”, “khởi nghĩa”… - Một bài viết Lịch sử hay là bài viết của học sinh đó biết thổi hồn vào những con số, phải tái hiện được sự kiện, hiện trượng, vấn đề lịch sử. Trong chương trình bồi dưỡng, tôi kết hợp dạy kĩ hệ thống kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức, kỹ năng bằng việc lựa chọn những sự kiện, những vấn đề lịch sử trọng tâm cho các em rồi tiến hành mở rộng kiến thức bằng các chuyên đề nâng cao. Các chuyên đề cần đi sâu làm rõ được hoàn cảnh lịch sử, nội dung bản chất của các vấn đề lịch sử, các giai đoạn lịch sử; mối quan hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Đảm bảo cho học sinh đạt được mức độ về kiến thức lo-gíc là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo, chứ không phải nhồi nhét kiến thức cho học sinh. Từ các chuyên đề là công cụ giúp học sinh giải quyết tốt các loại đề thi. Tôi tiến hành dạy từng chuyên đề phù hợp với khả năng và chương trình cho học sinh bồi dưỡng. Sau khi dạy xong một chuyên đề, một bài lịch sử, tôi yêu cầu học sinh phải dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề đó, đặc biệt là ý nghĩa của sự kiện đó với giai đoạn trước và sau nó. 3. Rèn luyện kỹ năng 3.1. Kỹ năng tìm hiểu tài liệu - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trước bài trong sách giáo khoa:Mục đích – yêu cầu, những sự kiện quan trọng và trọng tâm kiến thức của từng bài học Lịch sử lớp 8. Trên cơ sở đó các em về nhà tìm hiểu kỹ sách giáo khoa và trả
3 lời những câu hỏi trong sách giáo khoa yêu cầu. Với cách làm trên khi ôn luyện cho học sinh tôi chỉ tập trung phân tích chuyên sâu những nội dung lịch sử. Để tìm hiểu tài liệu đạt hiệu quả học sinh cần phải: 1. Nắm đề: Đề ở đây là tên đề bài, tên tiểu mục. Nhiều học sinh học thuộc nội dung nhưng lại không nhớ tên tiểu mục, khi làm bài có thể “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, nghĩa là lạc đề. Vậy trước khi học tiểu mục nào, nên nắm chắc tên tiểu mục ấy. Chuyển tiểu mục ấy thành câu hỏi. Ví dụ như “Ba tổ chức Đảng cộng sản nối tiếp nhau ra đời năm 1929”. Tự đặt ra câu hỏi như: “Ba tổ chức cộng sản ấy tên là gì? Tại sao ra đời? Bao giờ? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?” Như vậy kích thích hứng thú học tập, hiểu sâu, nhớ lâu. Đó là chủ động trong học tập. CT: 5W1H 2. Nắm khung: Khung là dàn ý của cả bài hoặc của từng phần. Trước khi học cả bài hay từng phần nên nắm chắc cái dàn ý của nó. Dàn ý thường theo giai đoạn hoặc theo sự kiện, bao gồm: nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. Nắm khung giúp nhớ có hệ thống và nhớ lâu, dễ trả lời những câu hỏi tổng hợp. 3. Nắm chốt: Lịch sử bao giờ cũng gắn liền sự kiện – địa danh – nhân vật lịch sử. Nên “chốt” là thời điểm gắn với một sự kiện quan trọng hoặc tương đối quan trọng. Ở lịch sử lớp 8 yêu cầu học sinh phải nhớ cả ngày, tháng, năm. Nếu chỉ là tương đối quan trọng, có thể chỉ cần nhớ tháng và năm, thậm chí chỉ nhớ năm, cũng tạm được. Nên tìm các mối quan hệ giữa các chốt về thời gian và sự kiện thì dễ nhớ và nhớ lâu. 4. Thuật ngữ: Cần phải nhớ đúng những thuật ngữ Lịch sử, không được nhầm lẫn giữa một số thuật ngữ “đấu tranh”, “chiến đấu”, “khởi nghĩa”,"kháng chiến"…vì mỗi chữ có một nghĩa khác nhau. 3.2. Kỹ năng phân tích đề Về các Đề thi học sinh giỏi thường có mấy loại sau đây: - Loại đề hệ thống hóa kiến thức lịch sử: nhằm nêu một số kiến thức cơ bản nhất để qua đó phác họa bức tranh chung về một thời kỳ, một sự kiện lịch sử. Song đây không phải là liệt kê kiến thức đơn thuần mà yêu cầu học sinh biết lựa chọn một số sự kiện chủ yếu, tiêu biểu, được hệ thống hóa để làm toát lên một chủ đề nhất định. Ví dụ: Lập bảng kê các các nước tham gia khối ASEAN theo nội dung sau: STT Tên nước Thủ đô Ngày giành độc lập Nét nổi bật trong tình hình hiện nay
4 Khi lập bảng hệ thống hóa kiến thức, học sinh phải đọc kỹ đề, hiểu rõ vấn đề được đặt ra để lựa chọn những kiến thức phù hợp.Lập bảng hệ thống hóa kiến thức cần phải chia ra các cột, nội dung mỗi cột là một đề mục các cột hợp thành hệ thống, giải quyết chủ đề được đặt ra.Một số học sinh không được hướng dẫn kỹ thường viết thành bài tự luận. - Loại đề thi tự luận: Có nhiều dạng yêu cầu theo mẫu tự luận. ● Câu hỏi giải thích: Ví dụ 1: Vì sao Hội nghị BCH TW Đảng (11/1939) chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược? Trình bày nội dung và ý nghĩa của Hội nghị này. Ví dụ 2: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950? Chiến dịch này có bước tiến gì so với chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947? Các loại đề thi như trên không chỉ yêu cầu học sinh phải nhận biết chính xác sự kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi học sinh thể hiện khả năng lập luận, trình bày, diễn đạt tốt. Ngoài ra còn có loại đề thi có câu hỏi đặt ra để lý giải một vấn đề đã được xác định, hoặc bình luận, chứng minh câu nói nổi tiếng của một nhân vật lịch sử bằng những quan điểm, bằng các sự kiện.Loại đề thi này tương đối khó, nên tôi hướng dẫn, yêu cầu học sinh phải đọc kỹ và hiểu đúng câu nói của nhân vật, một nhận định, đánh giá và sử dụng những sự kiện lịch sử cụ thể, chính xác để chứng minh. - Loại đề nhận thức lịch sử: Là đề theo một chủ đề hay vấn đề lịch sử nhất định được đặt dưới dạng câu hỏi yêu cầu cần giải đáp. Loại đề này thường có nội dung khó, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử chính xác, hệ thống; học sinh phải có năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu ra, học sinh phải có trình độ tư duy cao, có khả năng lập luận, lý giải vấn đề. Các dạng thường gặp như: + Đề thi về xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử: Ví dụ: Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện chủ yếu từ khi Nguyễn Ái Quốc về nước (1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến khi Cách mạng tháng Tám thành công và giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử này? Loại đề thi này yêu cầu học sinh phải suy nghĩ kỹ, nếu không sẽ dễ nhầm lẫn với loại đề hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã trình bày trên. Đề thi yêu cầu thí sinh không chỉ ghi nhớ các sự kiện lịch sử theo tiến trình thời gian mà điều quan trọng là thí sinh phải lý giải mối quan hệ giữa các sự kiện đã được lựa chọn. + Đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện lịch sử, giai đoạn, thời kì lịch sử: Đề yêu cầu học sinh phải hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống