PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 70. Sở Quảng Nam ( Lần 2 ) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học ].doc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 06 trang) KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 001 Mã đề: 001 Họ, tên thí sinh:...................................................... Số báo danh:........................................................... Cho biết nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5 ; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64. Phần I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Trong cây mía, củ cải đường, quả thốt nốt có chứa loại đường nào sau đây? A. Saccharose. B. Maltose. C. Fructose. D. Glucose. Câu 2: Đất sét polymer là một loại đất sét dựa trên poly(vinyl chloride) (PVC). Đất sét polymer không chứa khoáng chất đất sét, nhưng khi trộn PVC với một chất lỏng sẽ thu được vật liệu giống như đất sét; do đó, thường được gọi là đất sét và được dùng để làm đồ chơi, đồ thủ công, đồ trang trí. Các ứng dụng này dựa trên tính chất nào của PVC? A. Tính cứng. B. Tính không độc hại. C. Tính đàn hồi. D. Tính dẻo. Câu 3: Trong pin Gavani Zn-Cu, A. điện cực cathode là Zn. B. điện cực anode là Zn. C. điện cực âm là Cu. D. điện cực anode là Cu. Câu 4: Từ giữa thế kỷ 18, chloroform chủ yếu sử dụng làm chất gây mê. Hơi chloroform ảnh hưởng đến  hệ thần kinh trung ương  của người bệnh, gây ra chóng mặt, mỏi mệt và ngất, cho phép bác sĩ phẫu thuật. Công thức phân tử chloroform là A. CHCl 3 . B. CCl 4 . C. CH 2 Cl 2 . D. CH 3 Cl. Câu 5: Cho bảng giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất sau: butane khí (1); octane lỏng (2); propane khí (3); methane khí (4) Chất C 8 H 18 (l) C 3 H 8 (g) C 4 H 10 (g) CH 4 (g) CO 2 (g) H 2 O(g) ∆ f H o 298 (kJ/mol) -250,1 -103,8 -126,15 -74,87 -393,5 -241,8 Một khu dân cư sử dụng khoảng 1,0.10 11 kJ năng lượng mỗi ngày. Giả sử, tất cả năng lượng đó đến từ quá trình đốt cháy một trong các nhiên liệu sau: octane lỏng (C 8 H 18 ) hoặc khí propane (C 3 H 8 ) hoặc butane (C 4 H 10 ) hoặc khí methane (CH 4 ) để tạo thành hơi nước và khí carbon dioxide. Dựa vào lượng khí CO 2 (mol) phát thải khi tiêu thụ một nhiên liệu có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiên liệu đó đến sự nóng lên toàn cầu. Mức độ ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu của các loại nhiên liệu trên theo chiều hướng tăng dần là A. (2) < (4) < (3) < (1). B. (4) < (3) < (1) < (2). C. (2) < (1) < (3) < (4). D. (1) < (3) < (4) < (2). Câu 6: Pin mặt trời bao gồm nhiều tế bào quang điện làm biến đối năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Nhược điểm của loại pin này là A. chi phí trang bị quá cao. B. thân thiện với môi trường. C. khó di chuyển. D. thời gian sử dụng dài. Câu 7: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. B. Gây ngộ độc nước uống. C. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.

Thể tích khí CO 2 (mL) 40 70 87 101 109 115 119 119 Cho các phát biểu sau: (a) Tốc độ phản ứng thay đổi theo thời gian vì số va chạm giữa các chất phản ứng ít dần. (b) Với kết quả thí nghiệm trên, có thể kết luận thời gian phản ứng càng tăng thì thể tích khí carbon dioxide tạo ra càng nhiều. (c) Phản ứng giữa calcium carbonate với dung dịch hydrochloric acid đã dừng lại sau 240 giây. (d) Phản ứng dừng lại vì calcium carbonate phản ứng hết. Các phát biểu đúng là A. (a), (c). B. (a), (b). C. (a), (d). D. (a). Câu 15: Ammonia có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Trong công nghiệp, ammonia được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen theo phương trình phản ứng: N 2 (g) + 3H 2 (g) 0 ,,tpxt   2NH 3 (g) (1) Kết quả nghiên cứu sự phụ thuộc của hiệu suất phản ứng tổng hợp ammonia vào áp suất và nhiệt độ được thể hiện trong giản đồ sau: Cho các phát biểu sau: (a) Hiệu suất của phản ứng ở 500°C, 300 atm cao hơn hiệu suất ở 450°C, 200 atm. (b) Khi tăng áp suất thì cân bằng của phản ứng (1) chuyển dịch theo chiều thuận. (c) Phản ứng (1) thực hiện ở nhiệt độ cao nên là phản ứng thu nhiệt. (d) Ở nhiệt độ 500°C, 250 atm, 2 mol N 2 tác dụng với 3 mol H 2 thu được 0,6 mol NH 3 . Các phát biểu đúng là A. (a), (c). B. (b), (c). C. (a), (b). D. (b), (d). Câu 16: Khi bị ốm, mất sức hoặc sau các ca phẫu thuật, nhiều người bệnh thường được truyền dịch để cơ thể sớm hồi phục. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. saccharose. B. sodium chloride. C. glucose. D. amine. Câu 17: Thế điện cực chuẩn (E 0 M 3+ / M 2+ ) của các kim loại Cr, Mn, Fe và Co lần lượt là -0,408V; 1,57V; 0,771V và 1,97V. Kim loại nào thay đổi trạng thái oxi hóa từ +2 lên +3 dễ nhất? A. Mn. B. Fe. C. Cr. D. Co. Câu 18: Tính chất và đại lượng nào sau đây của kim loại kiềm biến đổi theo xu hướng rõ rệt? A. Tính khử, bán kính nguyên tử, độ cứng, nhiệt độ nóng chảy. B. Giá trị thế điện cực chuẩn, bán kính nguyên tử, độ cứng. C. Tính oxi hóa, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy. D. Tính khử, khối lượng riêng, độ cứng, nhiệt độ nóng chảy. Phần II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Trong vỏ Trái Đất, sắt và nhôm là hai nguyên tố kim loại có hàm lượng cao hơn so với các nguyên tố kim loại khác. a. Sắt hoặc nhôm đều được sử dụng với vai trò là kim loại cơ bản trong sản xuất các hợp kim nặng. b. Từ quặng bauxite sẽ tách được sắt bằng phương pháp điện phân. c. Khi tráng một lớp kẽm lên đinh thép sẽ hạn chế được sự ăn mòn sắt trong thép theo phương pháp điện hóa. d. Nhiệt độ cần để tái chế thép cao hơn nhiệt độ cần để tái chế nhôm. Câu 2: Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm về ăn mòn của kim loại (đinh thép). Nhóm học sinh đưa ra giả thuyết: “Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm chỉ phụ thuộc vào các chất có trong môi trường” Thí nghiệm được tiến hành theo các bước sau: - Rót dung dịch sodium chloride (NaCl) bão hòa vào cốc 1, cốc 2, cốc 3, dầu nhờn (bản chất là hỗn hợp các hydrocarbon) vào cốc 4. - Cho một đinh thép vào cốc 1 và cốc 4, cho đinh thép được quấn bởi dây kẽm (Zn) vào cốc 2, cho đinh thép được quấn dây đồng (Cu) vào cốc 3 (các đinh thép là thép carbon thường và đã được làm sạch bề mặt). Các bước được minh họa như hình vẽ dưới đây: Để 4 cốc trong không khí sau 5 ngày, kết quả thí nghiệm được nhóm học sinh ghi lại theo bảng sau: STT Cốc 1 Cốc 2 Cốc 3 Cốc 4 Hiện tượng Cây đinh bị gỉ; có lớp chất rắn màu đỏ bám lên trên đinh sắt. Dây kẽm bị ăn mòn, cây đinh gần như không bị ăn mòn. Cây đinh bị gỉ. dây đồng hầu như không bị ăn mòn. Không có hiện tượng a. Ở cốc 1, khi nhúng đinh vào nước muối, sắt bị ăn mòn hóa học. b. Ở cốc 2, khi quấn kẽm vào đinh thép rồi ngâm chúng trong dung dịch NaCl, xuất hiện hiện tượng ăn mòn điện hóa, kẽm có tính khử mạnh hơn sắt nên kẽm bị ăn mòn, do đó đinh thép được bảo vệ. c. Quấn một dây đồng quanh đinh thép là cách để chống ăn mòn đinh thép trong môi trường có chất điện li. d. Với kết quả thí nghiệm như trên, giả thuyết của nhóm học sinh là đúng. Câu 3: Hai ống nghiệm (1) và (2) đều chứa 1 mL dung dịch copper(II) sulfate 0,5% màu xanh nhạt. Tiến hành hai thí nghiệm sau ở 20 o C. Thí nghiệm 1: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch hydrochloric acid đặc (nồng độ khoảng 11 M) không màu vào ống nghiệm (1) thu được dung dịch Y có màu vàng chanh, do có quá trình: [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ (aq) + 4Cl - (aq) ⇌ [CuCl 4 ] 2- (aq) + 6H 2 O(l) K C = 4,18 . 10 5 (1) Thí nghiệm 2: Thêm từ từ cho đến hết 2 mL dung dịch sodium chloride bão hòa (nồng độ khoảng 5,3 M) không màu vào ống nghiệm (2) thu được dung dịch có màu xanh nhạt hơn so với ban đầu. a. Trong thí nghiệm (1), phức chất [CuCl 4 ] 2- kém bền hơn phức chất [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ . b. Trong thí nghiệm (2), không có dấu hiệu của phản ứng hình thành phức chất. c. Khả năng thay thế phối tử trong phức chất [Cu(OH 2 ) 6 ] 2+ không phụ thuộc vào nồng độ của ion Cl - trong dung dịch mà phụ thuộc vào tính acid mạnh của hydrochloric acid.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.