PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1722626171-1721812388-2. Luận cứ bảo vệ đòi lại sổ đỏ đã thế chấp.docx

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc ___________________ QUAN ĐIỂM LUẬT SƯ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông P.V.T - Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự về việc Tranh chấp Hợp đồng vay tài sản giữa: Nguyên đơn: Công ty TNHH Hợp tác Đầu tư Bất động sản L Bị đơn: Bà C.T.H; địa chỉ: 127 phố T, thành phố H. Kính thưa HĐXX phúc thẩm Toà án nhân dân thành phố H. Căn cứ kết quả thẩm vấn công khai tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Tôi - luật sư P.T.H.T, thuộc Công ty luật TNHH H (Đoàn luật sư H) xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông P.V.T cụ thể như sau: Ngày 12/6/2014 Tòa án Nhân dân quận H ra quyết định thụ lý số 36/2014/TL-DS về Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn - Công ty L với bị đơn là bà C.T.H và ông P.V.T được tòa án xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án vì bà H đã dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông T thế chấp cho Công ty L. Ngày 27/10/2014 ông T nộp Đơn yêu cầu độc lập đối với Nguyên đơn –Công ty L với yêu cầu trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND huyện T cấp mang tên P.V.T theo Quyết định số 898/QĐ-UB ngày 15/9/1994 vào sổ cấp GCN số 01161 đối với thửa đất số 609 tờ bản đồ số 1 diện tích 114m2 (trong đó có 14m2 giao lưu không đường) tại thôn M, xã Đ, huyện T, thành phố H (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận QSD đất). Ngày 30/8/2016 Tòa án Nhân dân quận H đã mở phiên tòa xét xử vụ án nêu trên bằng bản án số 15/2016/DS-ST nhưng đã không giải quyết yêu cầu độc lập của ông P.V.T vì cho rằng: “yêu cầu đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền của tòa án” (trang 18). Tại trang 13 bản án sơ thẩm đã nêu căn cứ để xác định yêu cầu của ông T không thuộc thẩm quyền của tòa án là: “Căn cứ vào Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 của Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trong đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã vận dụng điểm 8 khoản 6 Luật Ngân hàng Nhà nước về định nghĩa giấy tờ có giá thì giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản không được coi là “giấy tờ có giá”.
Ngày 6/9/2016 ông T đã có đơn kháng cáo đối với phần quyết định này của Bản án sơ thẩm đề nghị Tòa án cấp phúc giải quyết yêu cầu độc lập của ông trong cùng vụ án dân sự giữa các nguyên đơn bị đơn như nêu trên. NỘI DUNG KHÁNG CÁO VÀ CĂN CỨ KHÁNG CÁO CỦA ÔNG PHẠM VĂN THẮNG ĐỐI VỚI BẢN ÁN SƠ THẨM I- Quyết định không đúng pháp luật. Cụ thể bản án sơ thẩm xác định yêu cầu đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền của tòa án là không đúng pháp luật tôi xin chứng minh cụ thể như sau: Thứ nhất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chứ không phải giấy tờ có giá. Theo quy định tại điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 (nay là Điều 105 BLDS năm 2015) thì “Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Nói một cách cụ thể thì điều 163 đã quy định tài sản gồm 4 loại: 1) vật, 2) tiền, 3) giấy tờ có giá và 4) các quyền tài sản. Theo quan điểm của tôi giấy chứng nhận QSD đất (và các loại giấy về quyền sở hữu như: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký ô tô, xe máy…) là “vật” chứ không phải “giấy tờ có giá” như quan điểm của Công văn 141. Căn cứ để xác định giấy chứng nhận QSD đất phải hiểu là “vật” như sau: Theo từ điển tiếng Việt thì vật là “cái có hình khối, tồn tại trong không gian và có thể nhận biết được”. Bộ luật dân sự năm 2005 phân loại tài sản thành vật chính và vật phụ tại Điều 176 (nay là Điều 110 BLDS năm 2015), vật đặc định tại khoản 2 Điều 179 (nay là khoản 2 Điều 113 BLDS năm 2015). Theo khoản 2 điều 179 quy định vật đặc định: “là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí”. Tại khoản 1 điều 97 Luật đất đai năm 2013 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là “một mẫu giấy” –hình chữ nhật có thể nhận biết được cụ thể như sau: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, có quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một vật đặc biệt vì có tính liên quan mật thiết đến thửa đất cụ thể mà người được cấp giấy đang sử dụng hợp pháp (nhưng có thể tồn tại độc lập). Luật dân sự Việt Nam phân chia vật thành vật chính và vật phụ. Tại điều 176 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về vật chính và vật phụ như sau: “1.Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng. 2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính. Khi thực hiện chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Tại khoản 16 điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 1 điều 168 Luật đất đai 2013 thì “người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Đối chiếu vào điều 176 Bộ luật dân sự về mối tương quan giữa vật chính và vật phụ thì quyền sử dụng thửa đất là vật chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cho thửa đất cụ thể đó) là vật phụ. Nếu không có giấy chứng nhận thì người sử dụng đất chỉ có thể ở trên đất chứ không được thực hiện bất cứ giao dịch liên quan đến đất. Mặt khác nếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị người khác chiếm hữu thì người này cũng không thể làm gì nếu không có văn bản ủy quyền của người sử dụng đất. Căn cứ điều 164 Bộ luật dân sự năm 2005 (nay là Điều 158 BLDS 2015) quy định về quyền sở hữu bao gồm “quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất chỉ được chiếm hữu, sử dụng đất chứ không thể định đoạt đất. Thứ ba: Chứng minh yêu cầu độc lập của ông T đối với Công ty L thuộc thẩm quyền của tòa án. Theo quy định tại khoản 2 điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì tòa án có thẩm quyền giải quyết: “Tranh chấp về quyền sở hữu hoặc các quyền khác đối với tài sản”. Căn cứ yêu cầu độc lập của ông T buộc Công ty L phải hoàn trả giấy chứng nhận QSD đất được coi là tranh chấp về quyền chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, làm cản trở đến việc thực hiện các giao dịch liên quan đến thửa đất số 609 tờ bản đồ số 1
thôn M, xã Đ, huyện T của ông T (nguồn gốc là đất giãn dân đã được UBND huyện T cấp giấy chứng nhận mang tên P.V.T từ năm 1994) thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Căn cứ khoản 1 điều Luật đất đai năm 2013 thì ông T –với tư cách là người sử dụng đất hợp pháp có quyền khởi kiện đối với hành vi xâm phạm đến quyền sử dụng đất của mình. Căn cứ điều 255 Bộ luật dân sự năm 2005 (nay là Điều 163 BLDS năm 2015) quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu thì ông T – với tư cách là chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án buộc Công ty L phải trả lại tài sản là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông, phải chấm dứt hành vi chiếm giữ trái phép giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông. Căn cứ điều 256 Bộ luật dân sự 2005 (nay là Điều 166 BLDS năm 2015) ông T có quyền yêu cầu Công ty L – đang chiếm giữ không có căn cứ pháp luật phải trả lại giấy chứng nhận. Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông T bị Công ty L chiếm hữu và không có căn cứ pháp luật (không có ủy quyền, cho phép của ông T) nên quan hệ pháp luật tranh chấp của ông T đối với Công ty L là “tranh chấp về chiếm hữu tài sản (giấy chứng nhận QSD đất) không có căn cứ pháp luật”. Bản án sơ thẩm quyết định cho Công ty L tiếp tục quản lý giấy chứng nhận của ông T để đảm bảo cho khoản nợ của bị đơn bà C.T.H là không đúng pháp luật. II- Có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật. Cụ thể là căn cứ vào Công văn số 141 của Tòa án Tối cao để xác định yêu cầu của ông T không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tại trang 13 và 14 bản án sơ thẩm đã cho rằng Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 của Tòa án Nhân dân Tối cao đã căn cứ Điều 163 của Bộ luật dân sự (về định nghĩa tài sản) và điểm 8 điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước (về định nghĩa giấy tờ có giá) từ đó hướng dẫn các Tòa án cấp dưới thi hành là có căn cứ. Tôi phản bác quan điểm này của bản án sơ thẩm vì các lý do sau: - Công văn 141 không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định tại Điều 1 Luật văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 (nay là Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015) thì Văn bản quy phạm pháp luật trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội và phải được ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.