Nội dung text ĐỀ VIP 41 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD NĂM 2025 - MÔN GD KT&PT (ST6).docx
C. đơn vị bảo hiểm D. thương hiệu bảo hiểm Câu 9: Công dân được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm là? A. Quyền công dân B. Quyền kinh doanh C. Quyền trẻ em D. Quyền riêng tư Câu 10: Hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận là hoạt động A. tiêu thu sản phẩm. B. nghiên cứu kinh doanh. C. sản xuất kinh doanh. D. hỗ trợ sản xuất. Câu 11: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là A. pháp luật. B. thỏa thuận. C. hương ước D. quyết định. Câu 12: Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền A. tự do ngôn luận. B. tham gia xây dựng đất nước C. tự do dân chủ. D. tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, để bảo vệ Tổ quốc, mọi công dân có nghĩa vụ A. phản bội Tổ quốc. B. trung thành với Tổ quốc. C. từ chối nghĩa vụ quân sự. D. phải nộp mọi loại thuế. Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là sai về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế? A. Nam nữ bình đẳng để thành lập doanh nghiệp. B. Nam nữ bình đẳng trong tiếp cận nguồn vốn. C. Nam nữ bình đẳng về độ tuổi khi tuyển dụng. D. Nam nữ bình đẳng khi tiến hành kinh doanh. Câu 15: Trong mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động, khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến hiện tượng nào trong xã hội gia tăng? A. Khủng hoảng. B. Lạm phát C. Cạnh tranh. D. Thất nghiệp. Câu 16: Đọc thông tin sau và trả lời câu 16, 17 Chị C đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn cho một cơ quan nhà nước. Với việc tham gia và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của cơ quan, chị C được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,… theo quy định. 1. Chị C đã tham gia loại hình bảo hiểm nào? A. Bảo hiểm thất nghiệp B. Bảo hiểm xã hội C. Bảo hiểm lao động D. Bảo hiểm thương mại 2. Chị C được hưởng quyền gì khi tham gia bảo hiểm xã hội?
A. Quyền tham gia lao động B. Quyền đảm bảo an toàn cuộc sống C. Quyền hưởng các chế độ ốm đau, thai sản,.. theo quy định D. Quyền tự do ngôn luận Câu 17: Quá trình xác định và thiết lập các mục tiêu tài chính cụ thể mà gia đình muốn đạt được trong tương lai là nội dung nào? A. Xác định mục tiêu kế hoạch hoá gia đình B. Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình C. Xác định mục tiêu kiếm tiền trong gia đình D. Xác định mục tiêu chi tiêu trong gia đình Câu 18: Giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác thuộc khoản chi tiêu nào? A. Chi tiêu cá nhân B. Chi tiêu cho toàn gia đình C. Khoản chi tiêu thiết yếu D. Khoản chi tiêu không thiết yếu Câu 19: Theo quy định của pháp luật, trong việc bảo đảm an sinh xã hội, mọi công dân đều được tạo điều kiện để A. hỗ trợ một dịch vụ xã hội. B. hưởng mọi dịch vụ xã hội. C. đáp ứng các dịch vụ xã hội. D. tiếp cận các dịch vụ xã hội. Câu 20: Công dân có quyền nào sau đây đối với di sản văn hóa? A. Sửa chữa di sản văn hóa B. Chiếm hữu di sản văn hóa C. Tiếp cận và hưởng thụ di sản văn hóa D. Bán các di sản văn hóa Câu 21: Đọc thông tin sau và trả lời câu 1, 2, 3 Quê hương của bạn H có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Với mong muốn tham gia hỗ trợ các hoạt động kinh tế tại địa phương, vào những dịp nghỉ hè, H lại đến những địa điểm du lịch để làm hướng dẫn viên tình nguyện cho du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, khả năng giao tiếp ngoại ngữ của H được cải thiện đáng kể. H cũng tích cực tìm hiểu về nền kinh tế và sự đa dạng văn hoá của các nước trên thế giới để có thể chủ động trong giao tiếp và kết bạn với bạn bè quốc tế. 1. Vai trò của dịch vụ du lịch quốc tế đối với quê hương của bạn H được thể hiện: A. tạo việc làm cho người dân địa phương B. tạo cơ sở phát triển văn hoá cho địa phương C. mở rộng văn hoá địa phương D. tạo sự đa dạng về văn hoá cho địa phương