Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Hóa Học - Đề 37 - File word có lời giải.docx
A. Hóa trị, lưỡng cực B. Hóa trị, âm C. Tự do, âm D. Tự do, dương Câu 16. Hiện tượng phú dưỡng là hệ quả sau khi ao hồ, sông ngòi tiếp nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng đó có chứa những nguyên tố nào sau đây? A. P và S. B. N và P. C. P và Cl D. N và Cl Câu 17. Cho 100 ml dung dịch Ca(OH)₂ 0,1M vào 100 ml dung dịch Na₂CO₃ 0,1M, thu được dung dịch Y. Sục từ từ khí CO₂ dư vào dung dịch Y, hiện tượng xảy ra là: A. Không có hiện tượng gì do Ca(OH)₂ đã phản ứng hết với Na₂CO₃. B. Có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan dần. C. Có khí thoát ra, sau đó xuất hiện kết tủa trắng không tan. D. Có kết tủa trắng xuất hiện và không tan dù sục CO₂ đến dư. Câu 18. Cho dãy các hydrocarbon sau: propyne; ethylene; ethane; benzene; isoprene; 2- methylpropene; isobutane; styrene. Số hydrocarbon trong dãy có khả năng làm mất màu dung dịch bromine trong điều kiện thường là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Nitrocellulose là một loại dẫn xuất ester của cellulose có ứng dụng trong sản xuất chất nổ và vật liệu polymer. Một mẫu Nitrocellulose có hàm lượng nitrogen là 12,5% về khối lượng. Biết mỗi mắt xích glucose trong cellulose có thể gắn tối đa ba nhóm nitrate. Cho các phát biểu sau : a. Nitrocellulose là một dẫn xuất của cellulose, được tạo thành khi các nhóm hydroxyl (–OH) trong phân tử cellulose phản ứng với nitric acid, thay thế bằng các nhóm nitrate (–ONO₂). b. Với hàm lượng nitrogen là 12,5%, trung bình cứ một mắt xích glucose sẽ có khoảng 2 gốc nitrate.(cho phép làm tròn đáp án đến hàng đơn vị). c. Nitrocellulose với hàm lượng nitrogen lớn hơn 12% thường được dùng trong sản xuất chất nổ không khói. d. Phản ứng cháy của Nitrocellulose chủ yếu hấp thụ nhiệt từ môi trường xung quanh để duy trì quá trình cháy. Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: (1) E + 3NaOH ot X + 2Y + Z. (2) 2Y + H 2 SO 4 Na 2 SO 4 + 2T. (3) 2X + H 2 SO 4 Na 2 SO 4 + 2G. Biết E (C n H 8 O n ) là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, phân tử chỉ chứa chức ester; T là carboxylic acid. Cho các phát biểu sau: a. Chất E là triester của glycerol với các carboxylic acid. b. Chất Z được dùng làm chất chống đông trong các hệ thống làm mát ô tô vì giúp hạ điểm đóng băng của nước c. Chất X là hợp chất hữu cơ tạp chức. d. a mol chất G tác dụng tối đa với 2a mol kim loại Na. Câu 3. Thêm từ từ dung dịch KSCN vào dung dịch FeCl 3 thì xảy ra các phản ứng sau: FeCl 3 Fe 3+ + Cl - (1) Fe 3+ + 6H 2 O [Fe(OH 2 ) 6 ] 3+ (2) [Fe(OH 2 ) 6 ] 3+ (aq) + SCN - (aq) X (aq) + H 2 O(l) K C = 1,4.10 2 (3) Cho biết X có màu đỏ máu.
Cho các phát biểu sau: a. X là phức chất mà trong đó nguyên tử trung tâm là ion Fe 3+ . b. Công thức của X là [Fe(OH 2 ) 5 (SCN)]²⁺. c. Khi thêm dư SCN⁻ thì sẽ tiếp tục hình thành phức [Fe(SCN)₆]³⁻ và làm dung dịch đậm màu hơn. d. Nếu thêm HCl vào phản ứng (3) thì cân bằng chuyển dịch sang chiều nghịch làm màu đỏ sẽ nhạt đi. Câu 4. Nước Javel là một hóa chất quen thuộc, thường dùng làm chất tẩy rửa và khử trùng. Quá trình sản xuất nước Javel (NaClO) trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl loãng không có màng ngăn để tạo ra hỗn hợp chứa NaClO. Cho các phát biểu sau: a. Phương trình điện phân NaCl không có màng ngăn là: dpdd,khôngmàngngan 22NaClHONaClOH . b. Nước Javel chứa ion hypochlorite (ClO - ) có tính oxi hóa mạnh, có tác dụng diệt khuẩn nhưng sẽ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng và nhiệt độ cao. c. Khí hydrogen sẽ thoát ra tại anode. d. Trong xử lý nước sinh hoạt, người ta dùng nước Javel có chứa NaClO để khử trùng. Một nhà máy cần xử lý 500 m³ nước, trong đó chứa 0,002 mol H₂S/m³ do quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Phản ứng khử trùng H₂S bằng NaClO được biểu diễn như sau: H 2 S + NaClO → H 2 SO 4 + NaCl. Biết rằng nước Javel được sử dụng có nồng độ NaClO là 10% theo khối lượng, khối lượng riêng là 1,21 g/mL và hiệu suất phản ứng là 85%.Cần 3,2 lít dung dịch Javel cần dùng để xử lý hết lượng H₂S có trong 500 m³ nước. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Bước 1: Nhỏ vài giọt aniline nguyên chất vào ống nghiệm chứa 5 mL nước cất, lắc đều. Bước 2: Cho vài giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm, quan sát hiện tượng. Bước 3: Thêm tiếp từ từ dung dịch NaOH 1M cho đến dư, lắc đều và quan sát. Xét các phát biểu sau: (a) Aniline tan kém trong nước do phân tử có phần gốc phenyl làm giảm khả năng tạo liên kết hydrogen với nước. (b) Khi thêm HCl, dung dịch trở nên trong suốt vì aniline chuyển thành muối tan C₆H₅NH₃Cl. (c) Sau khi thêm dư NaOH, dung dịch vẫn trong suốt do base mạnh làm tăng độ phân cực của aniline. (d) Phản ứng của aniline với HCl là phản ứng acid-base, nhưng mức độ xảy ra không hoàn toàn vì aniline là base rất yếu. (e) So với NH₃, aniline có lực base yếu hơn do nhóm vòng benzen đẩy electron về phía nhóm NH 2 - làm tăng mật độ electron của N. Có bao nhiêu phát biểu đúng ? Câu 2. Hợp chất ester X có công thức phân tử C 5 H 11 NO 2 , là một hợp chất hữu cơ, mạch hở. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH dư, xảy ra phản ứng thủy phân hoàn toàn, thu được: muối của một amino acid có công thức là CH₂(NH₂)COONa, và một hợp chất hữu cơ Y không tham gia phản ứng tráng bạc. Biết X không làm mất màu dung dịch Br₂ và không có phản ứng tráng bạc. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn của X ? Câu 3. Để xử lý 250 kg hạt giống trước khi gieo trồng, người ta cần dùng 10 lít dung dịch CuSO₄ 0,025%, có khối lượng riêng 1,02 g/mL.Hỏi cần bao nhiêu kilogram CuSO₄·5H₂O để pha chế dung dịch CuSO₄ 0,025% đủ dùng cho việc xử lý 300 tấn hạt giống?