Nội dung text Chương 3 - Chủ đề 3 - Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ - HS.docx
Chủ đề 3: TỪ THÔNG. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Từ thông: Xét một vòng dây dẫn kín (C) có diện tích S, được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ .B Vectơ pháp tuyến n của S. Góc hợp thành bởi B và n là . Khi đó, từ thông qua diện tích S được tính: cosBS 00090 → cos0 → 0 0090180 → cos0 → 0 090 → cos0 → 0 Chú ý: + Nếu cuộn dây có N vòng thì từ thông của cuộn dây lúc này là: cosNBS + Khi o0 hoặc o180 thì từ thông có độ lớn cực đại NBS max
+ Đơn vị của từ thông trong hệ SI là vêbe (weber), kí hiệu là Wb với 1 Wb = 1T.1m 2 + Khi không có những điều kiện bắt buộc về vectơ n , ta thường chọn chiều của n sao cho α là góc nhọn để từ thông có giá trị dương. + Từ thông qua diện tích S diễn tả lượng đường sức từ xuyên qua diện tích đó. Nếu lượng đường sức xuyên qua nhiều ta nói từ trường mạnh và ngược lại là yếu. 2. Hiện tượng cảm ứng điện từ 2.1. Thí nghiệm minh họa hiện tượng cảm ứng điện từ TN1: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm vĩnh cửu (1): Nam châm (2): Cuộn dây (3): Điện kế * Tiến hành TN: + Bố trí TN, điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch 0 + Lần lượt dịch chuyển cực Bắc lại gần và ra xa cuộn dây, quan sát chiều lệch của kim điện kế * Kết quả TN: + Trong quá trình đưa nam châm lại gần hay ra xa khung dây, ta thấy kim điện kế bị lệch, điều này chứng tỏ đã có dòng điện qua cuộn dây. Ngoài ra chiều lệch của kim điện kế trong hai trường hợp là ngược nhau, cho thấy hai dòng điện ngược chiều nhau. + Khi nam châm dừng lại, ta thấy kim điện kế dừng lại ở vạch số 0, chứng tỏ không có dòng điện qua khung dây. * Nhận xét: Việc đưa nam châm lại gần hoặc ra xa cuộn dây làm thay đổi độ lớn cảm ứng từ B qua cuộn dây (tăng lên hoặc giảm xuống) từ đó thay đổi từ thông (tăng lên hoặc giảm xuống) qua cuộn dây. Chỉ khi từ thông thay đổi thì trong cuộn dây mới xuất hiện dòng điện cảm ứng. Khi từ thông tăng hoặc giảm thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây là ngược chiều nhau. TN2: Khung dây dẫn đặt cạnh nam châm điện (1) Nam châm điện (2) Cuộn dây (3) Điện kế (4) Khóa K (5) Nguồn điện (6) Biến trở * Tiến hành TN: + Bố trí TN, điều chỉnh kim điện kế chỉ đúng vạch số 0 + Quan sát kim điện kế khi đóng hoặc ngắt khóa K