PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 17 Thiết kế và sử dụng các hoạt động cho tiết BT cuối chương.docx

1 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO TIẾT BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC PHẲNG LỚP 8 PHẦN MỘT: THỰC TRẠNG I. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN Toán học là một môn khoa học có tính tư duy cao và trừu tượng, đòi hỏi tính hệ thống, logic. Để giải quyết một bài toán, một yêu cầu đề ra đòi hỏi người giải toán phải có một hệ thống kiến thức nhất định nào đó, cùng các kỹ năng và các phương pháp giải toán tương ứng, đặc biệt là khả năng tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận Toán học. Trong dạy - học toán phổ thơng, ba kiểu bài đặt trưng là: Dạy – học lý thuyết; Dạy – học luyện tập; Dạy – học bài tập cuối chương đều có vai trò và chức năng riêng nhằm giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học vào giải toán và ứng dụng nó để giải quyết một số tình huống trong thực tế theo đúng định hướng của chương trình GDPT 2018. Trong đó tiết “Bài tập cuối chương” là quan trọng hơn cả. Dạy - học bài tập cuối chương toán nhằm hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng cơ bản của một chương, một giai đoạn gồm nhiều chủ đề, nội dung toán có liên quan với nhau. Qua đó hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức; kỹ năng đã học vào giải toán và ứng dụng vào thực tế. Qua tiết dạy - học “Bài tập cuối chương” giúp cho học sinh phát triển tốt năng lực phân tích, tổng hợp, tư duy linh hoạt và sáng tạo, thói quen làm việc khoa học nhằm nâng cao tư duy toán học nói riêng và hoàn thiện nhân cách của người lao động trong thời đại mới. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhìn chung, trong quá trình dạy học môn toán ở trường THCS thì việc dạy tốt một tiết bài tập cuối chương là một vấn đề quan trọng và cũng khá phức tạp. Bởi trong tiết ôn tập chương giáo viên phải tổ chức các hoạt động để học sinh hệ thống được kiến thức cơ bản xuyên suốt chương và đưa ra được các dạng bài tổng quát cho chương đó. Đặc biệt, giáo viên cùng học sinh phải xây dựng được quy trình giải cho các dạng bài tập này. Với một lượng lớn kiến thức trong chương dồn vào một hai tiết học thì việc ôn tập chương thực sự trở nên vô cùng nhàm chán, nặng nề với cả giáo viên và học sinh. Làm thế nào để giờ bài tập cuối chương hấp dẫn, đạt hiệu quả đã trở thành một câu hỏi lớn của nhiều giáo viên. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng các hoạt động dạy học cho tiết bài tập cuối chương trong dạy học hình học phẳng lớp 8 ”. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về phương pháp tổ chức tiết ôn tập chương và hứng thú của học sinh khi tham gia vào tiết ôn tập chương, đề xuất một số hoạt động dạy học cho tiết ôn tập chương trong dạy học hình học phẳng
1 lớp 8 góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp giảng dạy nói riêng và học sinh toàn trường nói chung.
1 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra, phương pháp trò chuyện, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp thống kê, phương pháp xử lí thông tin. PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO TIẾT BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG TRONG DẠY HÌNH HỌC PHẲNG LỚP 8 1.1 Cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng các hoạt động dạy học cho tiết bài tập cuối chương trong dạy học hình học phẳng lớp 8 1.1.1. Thế nào là hoạt động dạy học? Hoạt động dạy học là hoạt động tương tác. Xem xét hoạt động của thầy đều có liên quan đến hoạt động của trò và ngược lại. Nhìn từ góc độ tính chủ thể của hoạt động sư phạm, để hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được tiến hành thì không thể thiếu vai trò của chủ thể. Trong hoạt động dạy học, chủ thể hoạt động là người dạy (giáo viên) và người học (học sinh). Người học là chủ thể của hoạt động học, người dạy là chủ thể của hoạt động dạy. Thầy và trò là những chủ thể cùng nhau hoạt động, duy trì, tiếp nối hoạt động. Đối tượng của hoạt động học tập là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Mục tiêu của hoạt động dạy học là hình thành và phát triển nhân cách, năng lực của người học. Chính vì hoạt động dạy và học có chung mục tiêu cho nên hoạt động dạy và học luôn tương tác trong mối quan hệ “cung - cầu”, “nhân - quả”... Không thể nói đơn giản thầy hay trò đóng vai trò “chủ động” hay “thụ động”. Đã là hoạt động thì tính chủ động là thuộc tính của cả hai bên. Thầy tích cực, chủ động trong hoạt động dạy và trò tích cực, chủ động tham gia hoạt động học. Hoạt động dạy học của giáo viên mang ý nghĩa là phương tiện, là công cụ hỗ trợ thúc đẩy hoạt động học của học sinh đúng hướng và hiệu quả. “Năng lực người giáo viên là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao” (Trần Bá Hoành). 1.1.2. Dạy học ôn tập là gì? Ôn tập là phương pháp dạy học giúp học sinh mở rộng, đào sâu, khái quát hóa, hệ thống hóa tri thức đã học, nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành, phát triển trí nhớ, tư duy của họ. Đồng thời qua đó có thể điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm trong hệ thống tri thức của họ. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của tiết bài tập cuối chương. Bài tập cuối chương là tiết cuối cùng của mỗi chương học. Sau khi học sinh được học hết các tiết lý thuyết và luyện tập của cùng một chủ đề, các em sẽ được tham gia vào tiết bài tập cuối chương. Tùy theo kế hoạch dạy học của từng trường
1 mà tiết ôn tập chương này có thể kéo dài từ 1 đến 3 tiết. Tiết bài tập cuối chương là cơ hội để học sinh có thể hình dung toàn cảnh về kiến thức cho đến thời điểm đó. Học sinh biết được kiến thức trong hệ thống, quan hệ ngang, dọc,… giữa các khái niệm, hiểu được tri thức, tri thức phương pháp. Từ đó giúp học sinh biết cách đọc – hiểu một bài tập phức tạp, khó. Biết cách huy động kiến thức để hiểu bài toán, tiến tới xây dựng được chương trình giải rồi thực hiện chương trình giải để có lời giải một bài toán. Biết nghiên cứu kết quả tìm được để có thêm ứng dụng mới trong học tập và thực hành. Như thế giúp học sinh hiểu kiến thức một cách bản chất, từ đó biết cách áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng các hoạt động dạy học cho tiết bài tập cuối chương trong dạy học hình học phẳng lớp 8 1.2.1. Thực trạng về việc tổ chức các hoạt động cho tiết bài tập cuối chương trong dạy học hình học phẳng lớp 8 hiện nay Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng việc tổ chức các tiết bài tập cuối chương trong dạy học hình học phẳng lớp 8 hiện nay, tôi đã điều tra 8 đồng chí giáo viên dạy toán lớp ở các độ tuổi khác nhau của trường tôi – trường THCS Hoàng Mai bằng phương pháp trò chuyện và thu được kết quả như sau: Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Số lượng GV Tỉ lệ % Hoạt động đầu tiên giáo viên đưa ra trong tiết bài tập cuối chương Kiểm tra bài cũ bằng cách gọi từng học sinh lên bảng và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra 2 25% Tổng hợp kiến thức cần nhớ theo hình thức giáo viên liệt kê các kiến thức 3 37,5% Tổng hợp kiến thức cần nhớ dưới dạng các nhóm học sinh báo cáo 3 37,5% Giáo viên có sử dụng các công cụ như sketchpad, phần mềm trực tuyến đễ hỗ trợ giảng dạy hay không? Có sử dụng để soạn bài 5 62,5% Có sử dụng để soạn bài và trong cả giờ dạy 3 37,5% Không sử dụng 0 0% Giáo viên có tổ chức hoạt động khởi động để vào Có, khởi động bằng trò chơi 2 25% Có, khởi động bằng tình huống có vấn đề 4 50% bài cho học sinh hay không? Không khởi động mà kiểm tra bài cũ luôn. 2 25%

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.