PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 11.10.2024. BÀI 11. THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU.doc

1 BÀI 11 THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU ThS. Ngô Thị Duyên MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Giải thích được đặc điểm tác dụng, tác dụng không mong muốn và độc tính, chỉ định, chống chỉ định của sắt. 2. Giải thích được đặc điểm dược động học, tác dụng, chỉ định của vitamin B 12 , acid folic và erythropoietin. NỘI DUNG HỌC TẬP 1. SẮT 1.1. Tác dụng Sắt là thành phần đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của hemoglobin, myoglobin và tạo hoạt tính cho một số enzym quan trọng trong chuyển hoá các chất (xanthinoxydase, cytocrom C, cytocrom reductase, peroxydase, succinat dehydrogenase…) 1.2. Tác dụng không mong muốn và độc tính - Đường uống: gây lợm giọng, buồn nôn, nôn, kích ứng tiêu hoá, táo bón, tiêu chảy… - Đường tiêm: đau tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn, nôn và sốt. Tiêm tĩnh mạch có thể gây shock phản vệ, cần tiêm tĩnh mạch chậm. - Dùng quá liều (từ 1 - 2g trở lên) có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em. * Dấu hiệu ngộ độc cấp và hướng điều trị Ngộ độc sắt cấp tính hầu như chỉ xảy ra ở trẻ em vì các chế phẩm của sắt đều có màu và dễ uống nhầm. Triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện sau khi uống từ 30 phút đến vài giờ. Triệu chứng ngộ độc sắt thường đa dạng: đau bụng, tiêu chảy, nôn ra dịch màu nâu hay máu, có thể lẫn cả viên thuốc, xuất huyết tiêu hóa, nặng có thể có xanh xao, tím tái, mệt mỏi, ngủ gà, thở nhanh, trụy mạch… Trẻ có thể tử vong trong vòng 6 - 24 tiếng sau khi uống liều từ 1 - 2g. Điều trị tích cực và điều trị triệu chứng, cùng các biện pháp loại trừ chất độc như gây nôn, rửa dạ dày (bằng dung dịch natribicarbonat hoặc natriphosphat). Có thể thải sắt bằng tiêm tĩnh mạch deferoxamin, là một chất thải sắt, tác động theo cơ chế tạo phức với sắt (III) tạo hợp chất ferrioxamin, tan nhiều trong nước, do đó thúc đẩy sự bài tiết sắt qua nước tiểu.
2 * Dấu hiệu ngộ độc mạn (quá tải sắt) và hướng điều trị Ngộ độc sắt mạn tính xảy ra khi lượng sắt dư thừa được tích tụ trong tim, gan, tuyến tụy và một số cơ quan khác, có thể dẫn tới suy nội tạng và gây tử vong. Ngộ độc sắt mạn tính thường gặp trên những bệnh nhân mắc bệnh lý thừa sắt do di truyền, một rối loạn đặc trưng bởi sự hấp thu sắt quá mức và ở những bệnh nhân thiếu máu tan máu mãn tính cần truyền máu thường xuyên (như bệnh thalassemia…). Có thể thải sắt bằng các thuốc thải sắt: deferoxamin đường tiêm, deferasirox hoặc deferipron đường uống… 1.3. Chỉ định và chống chỉ định - Chỉ định Thiếu máu thiếu sắt do các nguyên nhân khác nhau: cơ thể giảm hấp thu, bệnh lý gây mất máu mạn tính (giun móc, trĩ, rong kinh…) Phụ nữ có thai, cho con bú. - Chống chỉ định Dị ứng Thiếu máu tan máu Mô nhiễm hemosiderin Truyền máu lặp lại nhiều lần - Các chế phẩm Trong điều trị, sắt có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các ion khác như: đồng, cobalt, mangan, các vitamin B 1 , B 2 , B 3 , B 6 , B 9 , và vitamin B 12 . Các chế phẩm sắt dùng đường uống: các muối chứa sắt (II) được hấp thu hiệu quả nhất như sắt sulfat (viên 200mg, 325mg), sắt fumarat (viên 325mg), sắt gluconat (viên 325mg), sắt ascorbat (viên 245mg)… Các chế phẩm sắt dùng đường tiêm: Hydroxyd sắt polymaltose: ống 200 mg/2ml, tiêm bắp. Sắt dextran: 50 mg/ml (ống 2ml, 5ml); là một phức hợp ổn định của sắt (III) oxyhydroxide và polyme, có thể được tiêm tĩnh mạch (phổ biến nhất), tiêm bắp sâu hoặc pha trong nước muối sinh lý truyền nhỏ giọt tĩnh mạch… 1.4. Tương tác thuốc Xảy ra khi dùng đường uống, do tương tác với một số chất trong thức ăn, nước uống hoặc các thuốc khác khi dùng cùng (bảng 11.1).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.