Nội dung text Bản GV - Bài tập Hóa học 10 - CHƯƠNG 2.pdf
1 PHẠM HỮU HIẾU – HOÀNG TRỌNG KỲ ANH (Chủ biên) ĐẶNG TIẾN DŨNG – PHẠM XUÂN TÙNG – PHẠM NHẬT TÂN Củng cố và ôn luyện theo từng bài học HÓA HỌC 10 CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Biên soạn theo chương trình mới Dùng chung cho bộ sách: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO, CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN)
2 Bài 5: CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC PHẦN A: LÍ THUYẾT I. Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn – Tính đến năm 2016 có 118 nguyên tố được xác định trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Năm 1869, nhà hoá học Mendeleev đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, trong đó, các nguyên tố đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần khối lượng nguyên tử. – Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử và tính chất của nguyên tố, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử. Hình 1. Bảng tuần hoàn Mendeleev Hình 2. Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834 – 1907) II. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 1. Tìm hiểu ô nguyên tố Hình 3. Ô nguyên tố aluminium
3 Kết luận: – Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, gọi là ô nguyên tố. – Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học trong ô đó. STT ô = Z = số p = số e = số ĐTHN 2. Tìm hiểu chu kì Hình 4. Các nguyên tố thuộc chu kì 2 và chu kì 3 Kết luận: – Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng, gọi là chu kì. – Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì. – Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì: + Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ. + Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn. – Bảng tuần hoàn có 118 nguyên tố gồm 90 nguyên tố kim loại, 20 nguyên tố phi kim, 8 nguyên tố khí hiếm. 3. Tìm hiểu về nhóm a) Nhóm nguyên tố – Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột. + Gồm 8 nhóm A được đánh số từ IA đến VIIIA. + Gồm 8 nhóm B được đánh số từ IIIB đến VIIIB, IB, IIB. – Mỗi một cột là một nhỏ, riêng nhóm VIIB có 3 cột (BTH hiện nay có 18 cột). Lưu ý: Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ He). – Electron hoá trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hoá học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hoà.
4 b) Xác định số thứ tự nhóm * Nhóm A: Cấu hình e hóa trị tổng quát của nhóm A: nsanpb n: lớp e ngoài cùng. a, b: số e trên phân lớp s và p. (a = 1 – 2; p = 0 – 6) STT nhóm A = số e lớp ngoài cùng (e hóa trị) = a + b * Nhóm B: Cấu hình e hóa trị tổng quát của nguyên tố d: (n – 1)dansb STT nhóm B = Số e hóa trị = (a + b), nếu a =10 thì chỉ lấy b = số e lớp ngoài cùng + (số e lớp d sát ngoài cùng chưa bão hòa nếu có) ** Đặc biệt: số e hóa trị = 8, 9, 10 = nhóm VIIIB 8 e hóa trị 9 e hóa trị 10 e hóa trị Cột thứ nhất nhóm VIIIB Cột thứ hai nhóm VIIIB Cột thứ ba nhóm VIIIB 4. Phân loại nguyên tố dựa theo cấu hình electron và tính chất hoá học a) Theo cấu hình electron Các nguyên tố s, p, d, f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp s, p, d, f tương ứng (theo năng lượng). + Khối các nguyên tố s → cấu hình electron lớp ngoài cùng ns1–2 gồm: *Nhóm IA = Kim loại kiềm, ngoại trừ H. *Nhóm IIA = Kim loại kiềm thổ. + Khối các nguyên tố p → cấu hình electron lớp ngoài cùng ns2np1–6 gồm các nguyên tố từ nhóm IIIA – VIIIA (trừ He). ⇒ Các nhóm A gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. + Khối các nguyên tố d → cấu hình electron phân lớp sát ngoài cùng và lớp ngoài cùng (n –1)d1–10 ns1–2 gồm các nguyên tố thuộc nhóm B. + Khối các nguyên tố f → cấu hình electron phân lớp sát ngoài cùng và lớp ngoài cùng (n – 2)f0–14(n – 1)d0–2ns2 gồm các nguyên tố nhóm B xếp thành 2 hàng ở cuối bảng. *Họ Lanthanides. *Họ Actinides. ⇒ Các nhóm B gồm các nguyên tố d và nguyên tố f (kim loại chuyển tiếp). b) Theo tính chất hóa học – Các nhóm IA, IIA, IIIA gồm các nguyên tố s, p và là kim loại (trừ H và B). – Các nhóm VA, VIA, VIIA: gồm các nguyên tố p, thường là phi kim. – Nhóm VIIIA: gồm các nguyên tố khí hiếm. – Các nhóm B: gồm các nguyên tố d và f là các kim loại chuyển tiếp.