Nội dung text Bài 3. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN.doc
Trang 1 CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC BÀI 3. DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN Mục tiêu Kiến thức + Phát biểu được định nghĩa dòng điện. + Nêu được tác dụng của pin và acquy. + Chỉ đúng tên các cực của pin và acquy dựa trên các kí hiệu trên chúng. Kĩ năng + Tạo được mạch điện kín từ một số dụng cụ như: dây dẫn, nguồn điện, các thiết bị tiêu thụ điện đơn giản. + Chỉ ra được chiều dịch chuyển của electron trong một số trường hợp nối các vật kim loại với nhau qua dây dẫn bằng kim loại.
Trang 2 Định nghĩa Sinh ra Gồm hai cực I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM - Dòng điện là dòng chuyển rời có hướng của các điện tích. - Các thiết bị điện chỉ hoạt động khi có dòng điện chạy qua. - Để tạo ra và duy trì dòng điện qua các thiết bị điện người ta sử dụng nguồn điện. - Nguồn điện thường gặp là pin và acquy. Trên mỗi nguồn có hai cực dương và âm tương ứng thường được kí hiệu (+) và (-) trên chính nguồn đó. - Muốn có dòng điện qua các thiết bị điện ta phải nối thiết bị điện đó với 2 cực của nguồn bằng dây dẫn (dây điện) để tạo thành mạch kín. Lưu ý: - Các điện tích có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương. - Các điện tích phải chuyển động có hướng mới tạo thành dòng điện. Nguồn: internet Hình ảnh một số pin và acquy Ví dụ mạch điện kín SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Phương pháp giải Để xét xem có dòng điện qua một vật (vật dẫn điện) hay không ta phải dựa vào 1 trong 2 đặc điểm sau: - Nếu có các điện tích chuyển động có hướng qua vật đó thì có thể khẳng định có dòng điện chạy qua vật. Nếu vật đó có chứa các điện tích nhưng không chuyển động thành hướng thì không có dòng điện qua vật đó. - Nếu vật đó được nối với 2 cực của nguồn để tạo thành mạch kín thì có dòng điện chạy qua vật. Nếu vật đó chỉ nối với một cực của nguồn hoặc vật được nối với 2 cực của nguồn nhưng 2 cực của nguồn được nối với nhau thì sẽ không có dòng điện qua vật đó. Ví dụ mẫu Ví dụ 1. Vật nào dưới đây đang có dòng điện chạy qua? A. Thước nhựa ngay sau khi cọ xát vào mảnh vải khô. B. Một cột pin đặt trên bàn. C. Một xe đạp đang chạy trên đường. D. Một máy giặt đang giặt quần áo. Hướng dẫn giải - Thước nhựa sau khi cọ xát thì chỉ trở thành vật nhiễm điện. - Pin đặt trên bàn không thể tạo thành mạch kín nên không có dòng điện qua pin. - Nếu xe đạp chạy được trên đường nhờ chân người đạp thì không có dòng điện. - Máy giặt chính là một thiết bị điện. Khi nó đang hoạt động nghĩa là máy giặt đang được nối với 2 cực của nguồn điện. Tức là có dòng điện chạy qua. Chọn D. Ví dụ 2. Phát biểu nào sau đây là định nghĩa về dòng điện? A. Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích. B. Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các nguyên tử. C. Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các electron. D. Dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các hạt nhân nguyên tử. Hướng dẫn giải Khi các điện tích dịch chuyển có hướng sẽ tạo thành dòng điện. Các dòng điện tích này có thể là dòng các điện tích âm hoặc là dòng các điện tích dương hoặc là dòng các điện tích dương và điện tích âm. Do đó đáp án A là đáp án đúng. Cực âm (-) Dòng điện Là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích Nguồn điện Cực dương (+)
Trang 3 Ví dụ 3. Khi nối quả cầu a với quả cầu b bằng dây kim loại, người ta thấy trong dây kim loại xuất hiện dòng điện là dòng electron chuyển động từ a sang b. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Quả cầu a tích điện dương, quả cầu b tích điện âm. B. Quả cầu a tích điện dương, quả cầu b không tích điện. C. Quả cầu a không tích điện, quả cầu b tích điện âm. D. Quả cầu a tích điện âm, quả cầu b tích điện dương. Hướng dẫn giải Khi nối quả cầu a với quả cầu b thấy các electron chuyển động từ a sang b. Có các khả năng sau xảy ra: + Quả cầu a không tích điện thì khi đó buộc quả cầu b phải tích điện dương. + Quả cầu a tích điện dương, thì buộc quả cầu b cũng tích điện dương. Nhưng quả cầu a sẽ thiếu ít electron hơn so với quả cầu b. + Quả cầu a tích điện âm thì khi đó quả cầu b có nhiễm điện dương hay không nhiễm điện, electron vẫn chuyển động từ a sang b. Hoặc quả cầu b nhiễm điện âm, nhưng so với quả cầu b quả cầu a thừa nhiều electron hơn thì electron vẫn chuyển từ a sang b. Vậy chỉ có đáp án D đúng. *Ví dụ 4. Trong 3 cách nối bóng đèn và pin được mô tả như hình vẽ. Hỏi đèn trong cách nối nào sẽ sáng? Tại sao? Nguồn: internet Hướng dẫn giải: Trong 3 cách nối trên chỉ có cách nối thứ 2 mới đảm bảo cho đèn sáng. Bởi lẽ: Ở cách nối thứ nhất vật được nối với 2 cực của pin nhưng 2 cực của pin lại được nối trực tiếp với nhau. Nên không có dòng qua bóng đèn. Vậy đèn không sáng. Ở cách nối thứ 2 vật được nối với 2 cực của pin tạo thành mạch kín. Nên có dòng qua đèn tức là đèn phát sáng. Ở cách nối thứ 3, đèn chỉ được nối với 1 cực của pin không thể tạo thành mạch kín nên không có dòng qua đèn. Vậy đèn không sáng. *Ví dụ 5. Cho hai bóng đèn Đ 1 và Đ 2 ; hai công tắc K 1 , K 2 ; một pin, dây dẫn vừa đủ. Hãy mắc một mạch điện thỏa mãn đủ các yêu cầu sau: Chỉ đèn Đ 1 sáng khi bật duy nhất công tắc K 1 . Chỉ đèn Đ 2 sáng khi bật duy nhất công tắc K 2 . Hướng dẫn giải Ở đây pin đóng vai trò là nguồn điện, các dây nối sẽ giúp chúng ta nối các thiết bị như khóa, pin, đèn với nhau. Hai đèn chính là hai thiết bị điện. Các công tắc K 1 , K 2 chính là dụng cụ quyết định đèn có được nối với pin thành mạch kín hay không. Theo yêu cầu của để bài: Khi chỉ K 1 bật thì chỉ Đ 1 sáng. Khi chỉ K 2 bật thì chỉ Đ 2 sáng. Vậy khi nối phải đảm bảo khi chỉ K 1 bật sẽ giúp Đ 1 nối với 2 cực của pin tạo mạch kín và Đ 2 không hoạt động. Tương tự, khi chỉ K 2 bật sẽ giúp Đ 2 nối với 2 cực của pin tạo mạch kín và Đ 1 không hoạt động. Điều đó có nghĩa là một đầu Đ 1 nối trực tiếp với 1 cực của nguồn, đầu kia sẽ nối qua K 1 rồi tới cực còn lại; một đầu Đ 2 nối trực tiếp với 1 cực của nguồn, đầu kia sẽ nối qua K 2 tới cực còn lại. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài tập cơ bản Câu 1: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về pin và acquy?
Trang 4 A. Có tác dụng như một nam châm. B. Có tác dụng như một vật làm nhiễm điện các vật khác. C. Giúp tạo ra và duy trì dòng điện chạy qua các thiết bị điện khi nối thành mạch điện kín. D. Giúp tạo ra và duy trì dòng điện chạy mãi mãi qua các thiết bị điện khi nối thành mạch điện kín. Câu 2: Mô tả nào sau đây là đúng khi nói về pin và acquy? A. Chúng có các cực âm (-) và cực dương (+). B. Chúng chỉ có một cực hoặc là cực âm (-) hoặc là cực dương (+). C. Chúng có thể sử dụng lại được sau khi sạc. D. Chúng có khả năng cung cấp dòng điện mãi mãi. Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Chỉ khi nào các điện tích dương chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. B. Chỉ khi nào các điện tích âm chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. C. Chỉ khi có cả các điện tích dương và các điện tích âm chuyển động có hướng mới tạo ra dòng điện. D. Cả 3 đáp án trên đều sai. Câu 4: Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Dòng điện tích âm chuyển động có hướng tạo nên dòng điện. B. Dòng điện tích dương chuyển động có hướng tạo nên dòng điện. C. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng tạo nên dòng điện. D. Dòng các nguyên tử thiếu hoặc thừa electron chuyển động có hướng tạo nên dòng điện. Câu 5: Khi nối quả cầu kim loại a với quả cầu kim loại b bằng dây dẫn người ta thấy có dòng điện chạy qua dây dẫn chính là dòng electron chuyển động từ a sang b. Kết luận nào sau đây là sai? A. Quả cầu a tích điện âm, quả cầu b tích điện dương. B. Quả cầu a tích điện âm, quả cầu b không tích điện. C. Quả cầu a không tích điện, quả cầu b tích điện dương. D. Quả cầu a không tích điện, quả cầu b tích điện âm. Câu 6: Khi nối quả cầu kim loại a tích điện dương với quả cầu kim loại b tích điện âm bằng sợi dây đồng. Dòng điện xuất hiện trong sợi dây đồng là dòng chuyển rời có hướng của loại điện tích nào? A. Electron di chuyển từ a sang b. B. Electron di chuyển từ b sang a. C. Electron di chuyển từ a sang b còn hạt nhân di chuyển từ b sang a. D. Electron di chuyển từ b sang a còn hạt nhân di chuyển từ a sang b. Câu 7: Nối vật a và b bằng dây dẫn. Trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện qua dây dẫn? A. Vật a và b tích điện trái dấu. B. Vật a tích điện, vật b không tích điện. C. Vật a không tích điện, vật b tích điện. D. Cả vật a và b đều không tích điện. Câu 8: Dây nối trong trường hợp nào có dòng điện chạy qua? A. Dây nối của tủ lạnh chưa cắm vào ổ điện. B. Dây nối tủ lạnh với ổ điện khi tủ lạnh hoạt động. C. Dây nối bóng đèn với khóa khi khóa ngắt. D. Dây nối khóa với nguồn điện khi khóa ngắt. Câu 9: Vật nào dưới đây có dòng điện chạy qua? A. Bút thử điện đặt trên bàn. B. Bóng đèn chưa được bật công tắc. C. Bàn là đang để nguội trên bàn. D. Tăng đơ cắt tóc đang hoạt động. Câu 10: Mạch nào sau đây có dòng điện chạy qua? A. Mạch gồm có khóa và các thiết bị điện. B. Mạch gồm có nguồn và các thiết bị điện. C. Mạch gồm có nguồn nối kín bằng dây dẫn với thiết bị điện. D. Mạch gồm có các thiết bị điện được nối với nguồn bằng dây dẫn. Câu 11: Nối thanh kim loại a tích điện âm với thanh kim loại b tích điện dương bằng một dây đồng. Hỏi trong sợi dây có xuất hiện dòng điện không? Tại sao? Câu 12: Bút thử điện trong 2 trường hợp: Trường hợp 1: đặt bút nằm trên bàn. Trường hợp 2: một tay tiếp xúc với đầu kim loại của bút, đầu kia của bút đặt vào một ống nhựa vừa được cọ xát nhiều lần vào mảnh vải khô. Trường hợp nào có dòng điện qua bút thử điện? Hãy giải thích tại sao?