PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text wm_SHS Sinh học 10.pdf

Các đơn vị đầu mối phát hành z Miền Bắc: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Bắc z Miền Trung: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đà Nẵng CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Trung z Miền Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục miền Nam z Cửu Long: CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Cửu Long Sách điện tử: http://hanhtrangso.nxbgd.vn Kích hoạt để mở học liệu điện tử: Cào lớp nhũ trên tem để nhận mã số. Truy cập http://hanhtrangso.nxbgd.vn và nhập mã số tại biểu tượng chìa khoá. BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 13. Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 14. Vật lí 10 15. Chuyên đề học tập Vật lí 10 16. Hoá học 10 17. Chuyên đề học tập Hoá học 10 18. Sinh học 10 19. Chuyên đề học tập Sinh học 10 20. Âm nhạc 10 21. Chuyên đề học tập Âm nhạc 10 22. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (BẢN 1) 23. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 (BẢN 2) 24. Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 1. Toán 10, Tập một 2. Toán 10, Tập hai 3. Chuyên đề học tập Toán 10 4. Ngữ văn 10, Tập một 5. Ngữ văn 10, Tập hai 6. Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 7. Tiếng Anh 10 Friends Global 8. Lịch sử 10 9. Chuyên đề học tập Lịch sử 10 10. Địa lí 10 11. Chuyên đề học tập Địa lí 10 12. Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 %̫QLQWK͵ 6iFKNK{QJEiQ 10 TỐNG XUÂN TÁM (Chủ biên) LẠI THỊ PHƯƠNG ÁNH – TRẦN HOÀNG ĐƯƠNG – PHẠM ĐÌNH VĂN SINH HỌC SINH HỌC 10 TỐNG XUÂN TÁM (Chủ biên) 9 786040 320025 ISBN 978-604-0-32002-5
1 TỐNG XUÂN TÁM (Chủ biên) LẠI THỊ PHƯƠNG ÁNH – TRẦN HOÀNG ĐƯƠNG – PHẠM ĐÌNH VĂN %̫QLQWK͵
2 CHƯƠNG 4. CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO Bài 18: Chu kì tế bào ...................................................................... 85 Bài 19: Quá trình phân bào ............................................................ 90 Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân ............................................... 96 Bài 21: Công nghệ tế bào ............................................................... 98 Ôn tập Chương 4 ............................................................................ 104 PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS CHƯƠNG 5. VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG Bài 22: Khái quát về vi sinh vật .................................................... 106 Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật ........................................................................ 110 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật ................... 114 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật ................................ 119 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật ....................................................... 124 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn................................ 130 Bài 28: Thực hành: Lên men ........................................................ 135 Ôn tập Chương 5 ............................................................................ 138 CHƯƠNG 6. VIRUS VÀ ỨNG DỤNG Bài 29: Virus ................................................................................ 140 Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn .................... 145 Bài 31: Virus gây bệnh ................................................................. 148 Ôn tập Chương 6 ............................................................................ 155 Bảng giải thích thuật ngữ .............................................................. 157 PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG 1. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO Bài 4: Khái quát về tế bào ............................................................ 19 Bài 5: Các nguyên tố hoá học và nước .......................................... 21 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào ...................................... 24 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hoá học của tế bào .......................................................................... 33 Ôn tập Chương 1 .............................................................................. 37 CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC TẾ BÀO Bài 8: Tế bào nhân sơ ................................................................... 38 Bài 9: Tế bào nhân thực ............................................................... 42 Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào ............................................... 52 Ôn tập Chương 2 .............................................................................. 54 CHƯƠNG 3. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ........................... 56 Bài 12: Thực hành: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất .... 61 Bài 13: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào ............... 64 Bài 14: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzyme ......................... 69 Bài 15: Tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng .......................... 72 Bài 16: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng ..................... 76 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào ................................................... 80 Ôn tập Chương 3 .............................................................................. 83 MỤC LỤC Lời nói đầu .............................................................................................................................................................................................................3 Hướng dẫn sử dụng sách ........................................................................................................................................................................................4 PHẦN MỞ ĐẦU Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học ...................................................................................................................................... 5 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học ......................................................................................................................... 12 Bài 3: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống ...................................................................................................................................................... 16
3 /ĹLQÖLîŗX Các em học sinh thân mến! Sách giáo khoa Sinh học 10 thuộc bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sách được biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, giúp các em củng cố, hệ thống hoá được các kiến thức, kĩ năng đã học ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt từ môn Khoa học tự nhiên; tìm hiểu, khám phá thế giới sống, đồng thời giúp các em có cơ hội trải nghiệm, vận dụng sáng tạo kiến thức vào cuộc sống hằng ngày. Thông qua các chủ đề sinh học hiện đại như sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật và virus, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme, công nghệ vi sinh vật,... các em vừa được trang bị cách nhìn tổng quan về thế giới sống, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các cơ chế, quá trình, quy luật hoạt động của các đối tượng sống thuộc các cấp độ tế bào, cơ thể và trên cơ thể; vừa có hiểu biết khái quát về sinh học, công nghệ sinh học và vai trò của sinh học đối với con người. Từ đó định hướng cho các em lựa chọn ngành nghề có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học. Sách giáo khoa Sinh học 10 gồm ba phần: Mở đầu giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học và các cấp độ tổ chức của thế giới sống, Sinh học tế bào, Sinh học vi sinh vật và virus. Sách gồm 31 bài học và 6 bài ôn tập, được chia thành 6 chương: – Chương 1. Thành phần hoá học của tế bào – Chương 2. Cấu trúc tế bào – Chương 3. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào – Chương 4. Chu kì tế bào, phân bào và công nghệ tế bào – Chương 5. Vi sinh vật và ứng dụng – Chương 6. Virus và ứng dụng Các bài học trong cuốn sách giáo khoa Sinh học 10 giúp các em trải nghiệm thực tiễn, khám phá khoa học, thực hành, giáo dục STEM. Mỗi bài học gồm một chuỗi các hoạt động học nhằm góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, năng lực sinh học bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho các em. Để chủ động tìm tòi, khám phá tri thức, các em cần đọc kĩ mục tiêu của mỗi bài học, thực hiện tốt các hoạt động sau đây: Hoạt động khởi động (còn gọi là mở đầu) đưa ra tình huống, vấn đề hoặc câu hỏi kèm theo hình ảnh,... thuộc lĩnh vực sinh học, gắn với ngữ cảnh của cuộc sống, nhằm giúp các em liên tưởng đến thực tiễn, định hướng cho các em sử dụng năng lực vào giải quyết các vấn đề trong bài học. Hoạt động hình thành kiến thức mới (còn gọi là khám phá) là những chuỗi hoạt động chính để các em có cơ hội được học tập, tìm tòi, giải quyết vấn đề, trải nghiệm kiến thức sinh học để chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học. Hoạt động luyện tập giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng của bài học. Hoạt động vận dụng hoặc mở rộng giúp các em phát triển năng lực thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống hằng ngày. Ở mỗi bài học có phần đọc thêm để mở rộng vốn hiểu biết; câu hỏi, bài tập giúp các em củng cố, hệ thống lại những gì đã học và đồng thời giải quyết các vấn đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống. Nếu gặp một thuật ngữ nào trong quá trình học mà chưa biết thì các em hãy tra cứu Bảng giải thích thuật ngữ ở cuối sách có liên quan đến bài học đó. Các tác giả hi vọng cuốn sách Sinh học 10 sẽ là người bạn đồng hành thân thiết, gắn bó với các em để khám phá thế giới sống, phát triển phẩm chất và năng lực. Các em hãy giữ gìn cuốn sách cẩn thận, sạch sẽ; không viết, vẽ vào sách. CÁC TÁC GIẢ

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.