PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text B4. Gay than xuong dui.docx

Thân xương đùi GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI LỚN ThS.BS. Huỳnh Quang Huy I. ĐẠI CƯƠNG Thân xương đùi được tính từ dưới mấu chuyển nhỏ đến vùng trên lồi cầu xương đùi, tuy nhiên do đặc điểm bệnh học khác nhau nên gãy trên 2 lồi cầu xương đùi được xếp vào một nhóm khác, còn gãy thân xương đùi chỉ tính từ dưới mấu chuyển nhỏ đến vùng cách lồi cầu 4-6 cm. Xương đùi là xương lớn nhất và mạnh nhất trong cơ thể nên muốn gãy thân xương đùi cần một lực chấn thương khá mạnh (trừ trường hợp gãy bệnh lý), do đó đây là một chấn thương nặng nguy hiểm, các bệnh nhân gãy thân xương đùi cần được chú ý theo dõi để tìm tổn thương phối hợp và phòng ngừa các biến chứng. Gãy thân xương đùi gặp ở mọi lứa tuổi với nguyên nhân hàng đầu là tai nạn lưu thông, nam nhiều hơn nữ.
II. GIẢI PHẪU HỌC Xương đùi được bao phủ bởi nhiều khối cơ lớn và khỏe: cơ tứ đầu đùi phía trước, nhị đầu đùi phía sau, các cơ áp phía trong…, nên khi gãy thân xương đùi ổ gãy rất dễ bị di lệch (do các cơ co kéo), chảy máu nhiều và dễ có hiện tượng chèn cơ vào giữa ổ gãy cản trở việc nắn xương. Các cơ vùng đùi nhìn từ phía trước và phía sau Các kiểu di lệch gãy thân xương đùi tùy thuộc vị trí gãy ở 1/3 T, 1/3 G hay 1/3 D do sự co kéo của cơ. Đa phần di lệch là chồng ngắn do tác dụng của cơ khép lớn và cơ tứ đầu đùi. Gãy ở 1/3 T thân xương đùi ( vùng dưới mấu chuyển) thì đoạn gãy gần thường gập, dạng và xoay ngoài do lực kéo của các cơ dạng hông, xoay ngoài và cơ thắt lưng chậu , đoạn gãy xa di lệch vào trong do lực kéo của cơ khép. Gãy ở 1/3 D đoạn gãy xa thường bị kéo về phía sau bởi cơ bụng chân ( từ đó có thể làm tổn thương ĐM khoeo)
III. LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 1. Khám lâm sàng: Gãy thân xương đùi là gãy xương lớn, di lệch nhiều nên tương đối dễ chẩn đoán xác định trên lâm sàng. Nói chung trên lâm sàng cần xác định:  Có gãy xương không  Tổng trạng của bệnh nhân: dấu hiệu sinh tồn, có sốc không  Các tổn thương phối hợp: bắt mạch cổ chân xem có tổn thương mạch máu? Tổn thương xương nơi khác? Tổn thương cơ quan khác? Từ đó có thái độ xử trí thích hợp. Các trường hợp có gãy thân xương đùi cần được chú ý hồi sức để phòng ngừa sốc chấn thương và sốc giảm thể tích. 2. Cận lâm sàng: X quang quy ước 2 tư thế thẳng và nghiêng, phải thấy được toàn bộ xương đùi cả đầu trên và đầu dưới. Chụp khung chậu và khớp gối nếu lâm sàng có nghi ngờ. Động mạch chính nuôi dưỡng vùng đùi là động mạch đùi sâu. Các động mạch xuyên xuất phát từ động mạch đùi sâu cho những mạch nuôi chui vào ống tủy ở đoạn ½ trên than xương, nối với các mạch nuôi ở đầu trên và đầu dưới hình thành một mạng lưới mạch máu tủy xương, trách nhiệm cung cấp máu cho tủy xương và 2/3 trong vỏ xương. Hệ thống cung cấp máu phong phú như vậy tạo điều kiện lành xương tốt cho các gãy thân xương đùi. Ở người lớn, trong điều kiện chất lương xương tốt và không có yếu tố cản trở liền xương thì sau 3 – 4 tháng can xương có thể đủ vững để đi lại không cần nạng mà chịu hoàn toàn sức nặng
IV. PHÂN LOẠI 1. Theo vị trí gãy: Có 3 loại:  Gãy 1/3 trên thân xương đùi  Gãy 1/3 giữa thân xương đùi  Gãy 1/3 dưới thân xương đùi 2. Theo đường gãy: A. Ngang B. Chéo ( gọi là gãy chéo khi đường gãy hợp với mặt phẳng ngang 1 góc > 30 o ) C. Chéo xoắn D. Nhiều mảnh E. Hai hoặc nhiều tầng Trong 5 đường gãy trên chỉ có gãy ngang được coi là vững (stable), các đường gãy khác đều không vững (unstable). Có thể gọi tên theo vị trí gãy kết hợp với đường gãy, ví dụ như gãy chéo xoắn 1/3 giữa thân xương đùi trái …

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.