PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Buổi 21. Chữa đề thi thử .docx

Bài mẫu 1. A. Phần viết Câu 1: Cuộc sống là hành trình tiến về phía trước, nhưng nếu thiếu đi “chân thắng”, con người dễ rơi vào sai lầm không thể quay đầu. “Chân thắng” – hình ảnh tượng trưng cho các giá trị như lòng tự trọng, lương tri, lý tưởng – là công cụ giúp ta hành xử đúng mực, bảo vệ phẩm giá và niềm tin trong những tình huống khó lường. Khi đối diện thử thách, ta cần dừng lại để giữ bình tĩnh, suy xét cẩn trọng, tránh những tổn thương không đáng có cho bản thân và người khác. Điều này không chỉ giúp cá nhân vững vàng mà còn duy trì các mối quan hệ tốt đẹp. Như nữ kình ngư Ánh Viên, sau hơn hai mươi năm cống hiến, cô quyết định dừng lại vào năm 2022 khi nhận thấy phong độ giảm sút, không để bản thân hay đất nước thất vọng. Hiện tại, cô đã thành công trên con đường riêng, chinh phục giấc mơ đại học. Đó là minh chứng rõ ràng cho sự quan trọng của việc biết “thắng” đúng lúc. Tương tự, Doechii – một trong ba nữ rapper được vinh danh trong lịch sử Grammy vào năm 2025 – đã từng thất nghiệp và chật vật trong cuộc sống. Nhưng thay vì bỏ cuộc, cô suy nghĩ thấu đáo, quyết tâm theo đuổi âm nhạc, biến khó khăn thành động lực. Nếu không có “chân thắng” để nhìn nhận lại bản thân, con người khó có thể chạm đến thành công. Tuy nhiên, chỉ biết “thắng” mà không sử dụng “chân ga” cũng là một rào cản. Một người quá kiềm nén, sợ hãi thử thách sẽ bỏ lỡ cơ hội, đánh mất bản sắc. Đất nước cũng vậy, chỉ có thể phát triển khi biết quan sát tình hình thế giới, xây dựng chiến lược và thực thi vào thời điểm thích hợp. Là một người trẻ từng chịu nhiều tổn thương khi vượt quá giới hạn trong cuộc sống, giờ đây tôi hiểu rằng con người cần phải biết bảo vệ giá trị của mình thì mới có thể đối xử tốt với người khác. Vì lẽ đó, tôi luôn khắc ghi lời nói của Albert Einstein: “Đừng cố gắng để thành công, hãy cố gắng sống có giá trị.” Câu 2: Thơ ca Việt Nam vắng đi lời ru của người mẹ sẽ như cây xanh thiếu rễ, như bãi cát không biển, hay như hoa không màu. Lần về nguồn cội qua bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương, ta càng tỏ tường thiên chức của lời mẹ hát. Tâm hồn độc giả đã đón nhận những rung động mãnh liệt từ nhiều ý nghĩa sâu sắc ẩn chứa trong giọng hát ngọt ngào, hoài niệm của mẹ dành cho con. Lời hát của mẹ không chỉ cất lên qua những cử chỉ chăm sóc, thương yêu mà còn gắn liền với quê hương, tuổi thơ của con. Nó hòa cùng “dòng sông”, “nhịp võng”, “cánh cò trắng”, “dải đồng xanh” hay “hoa mướp”. Trong từng thớ đất, góc trời của con đều mang hơi thở âu yếm của mẹ. Thế nên, tâm trí con nào quên được điệu ca dao ngân lên “chòng

Bài mẫu 2. Câu 1: Bài làm “Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi “Hãy để con tự đi!” Độc mã Quyết làm những gì mình muốn” (Tôi _ Vi Thuỳ Linh) Đứa con bé nhỏ của cha mẹ rồi cũng dần lớn khôn, bước ra khỏi vùng an toàn và tự mình bước đi, quyết làm những gì mình muốn mà không còn bất cứ sự ràng buộc nào. Nhưng thử hỏi, trước những cám dỗ, thách thức vô vàn đang ẩn nấp ngoài kia, liệu đứa con ấy có giữ cho mình được sự lương thiện, sáng trong và tử tế. Chính vì vậy mà một chiếc “chân thắng” - yếu tố giúp chúng ta kiềm chế và giữ vững phẩm giá lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. “Chân thắng” được xem như một chiếc phanh của xe, giúp chúng ta dừng lại đúng lúc khi đứng trước những cám dỗ hoặc sai lầm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Không có “chân thắng”, con người dễ dàng bị cuốn vào những hành động mà lẽ ra không nên làm, làm mất đi giá trị nhân cách của bản thân. Bởi lẽ khi có “chân thắng”, chúng ta sẽ có khả năng tự kiềm chế, tránh đi những hướng đi sai trái dù đôi khi rất khó khăn. Có thể thấy một Nelson Mandela - cựu Tổng thống Nam Phi, trong suốt 27 năm bị giam cầm, Mandela đã không để lòng căm phẫn hay sự tức giận dẫn dắt hành động của mình. Thay vào đó, ông tập trung vào mục tiêu lớn là giải phóng người dân Nam Phi khỏi chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid. Điều đặc biệt sau khi ra tù, Mandela không tìm kiếm sự trả thù, ông chọn con đường hòa giải, kêu gọi sự đoàn kết giữa các nhóm dân tộc khác nhau trong xã hội Nam Phi. Chính chiếc “chân thắng” của ông đã giúp quốc gia tránh được một cuộc nội chiến và chuyển mình trở thành một quốc gia tự do, bình đẳng. Sự kiên nhẫn, kiềm chế bản thân và quyết tâm vì lợi ích chung đã khiến ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng, khi có “chân thắng”, lương tri sẽ ngăn cản hành động đó, giúp ta giữ vững phẩm giá và nhân cách. Hơn nữa, “chân thắng” không chỉ là sự kiềm chế hành động mà còn là khả năng nhận thức rõ ràng về đúng sai. Nó giúp chúng ta đứng vững trong những tình huống khó khăn, như anh xe ôm trong câu chuyện cứu cô gái bị cướp ở cầu Phú Mỹ. Mặc dù anh có thể chỉ lo cho bản thân, nhưng nhờ có “chân thắng”, anh đã dũng cảm quay lại cứu người, làm
điều đúng đắn và nhân văn. Từ đó, có thể thấy rằng “chân thắng” không chỉ là một sự ngừng lại, mà là một khả năng vĩ đại để làm chủ bản thân, giúp ta sống đúng với những giá trị đạo đức, giữ được phẩm giá và nhân cách trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, một chiếc “chân thắng” đôi khi cũng sẽ kìm hãm những bước tiến của chúng ta, việc quá chú ý đến các rào cản và hậu quả có thể khiến người ta bỏ lỡ cơ hội, không dám dấn thân vào những điều mới mẻ hoặc thử thách cần thiết để phát triển. Một số người có thể áp đặt “chân thắng” quá mức lên bản thân, dẫn đến cảm giác tội lỗi hoặc không hạnh phúc khi họ không thể đáp ứng kỳ vọng quá cao hoặc không thực hiện được những điều mình thực sự muốn làm. Việc phải kìm nén cảm xúc, nhu cầu mong muốn cá nhân có thể tạo ra một cảm giác căng thẳng, mệt mỏi và không thoải mái. Hay người có “chân thắng” quá mạnh mẽ có thể luôn lo sợ rằng bất kỳ hành động nào của mình cũng sẽ sai lầm hoặc không đủ hoàn hảo, dẫn đến sự thiếu tự tin. Họ sẽ cảm thấy mình luôn phải làm mọi thứ một cách hoàn hảo, và điều này sẽ làm họ khó có thể hành động và thử sức với những điều mới. Chính vì vậy, mỗi người cần đạp “chân ga” đúng lúc và phanh “chân thắng” khi cần thiết để không chỉ tự bảo vệ bản thân khỏi những sai lầm, mà còn để mỗi bước đi đều vững chắc và đúng đắn. Câu 2: Bài làm “A á ru hời ơ hời ru” (Nguyễn Anh Thơ), chắc hẳn ai trong chúng ta khi thuở nhỏ cũng đã thấm nhuần với những lời hát ru của mẹ. Mẹ hát ru không chỉ là những âm thanh êm ái để dỗ dành, mà còn là một hình thức giao tiếp đặc biệt giữa mẹ và con. Mẹ còn gửi gắm vào trong đó những tình yêu thương vô bờ và sự chăm sóc của mình đối với con cái. Những thủ thỉ, tâm tình của mẹ dành cho con để mong mai sau này cuộc đời của con cũng sáng trong như lời hát ru của mẹ. Đến với bài thơ “Trong lời mẹ hát” của tác giả Trương Nam Hương, chúng ta như lại một lần nữa đắm chìm vào những lời hát ru của mẹ với bao ý nghĩa tươi đẹp gửi cho con. Lời mẹ hát ru mở đầu như đang đưa con trở về với những giá trị truyền thống, những hình ảnh gần gũi của làng quê và thiên nhiên. Qua hình ảnh “cánh cò trắng, dải đồng xanh”, “màu vàng hoa mướp”, hay “con gà cục tác lá chanh”, người mẹ không chỉ hát ru cho con vào giấc ngủ mà còn dạy con biết trân quý thiên nhiên, biết yêu quê hương mình. Các hình ảnh quen thuộc là minh chứng cho sự gần gũi,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.