PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử Sở GD Ninh Bình - có lời giải.docx

Trang 1 SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa  như thế nào đối với thế giới?  A. Góp phần làm đảo lộn và đưa tới thất bại chiến lược toàn cầu của Mỹ.  B. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh tự giải phóng.  C. Làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.  D. Xây dựng vững chắc thành trì của phong trào giải phóng dân tộc.  Câu 2: Từ ngày 25 - 4 - 1945 đến ngày 26 - 6 - 1945, Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phran-xi xcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã thông qua văn kiện nào sau đây? A. Tuyên ngôn Liên hợp quốc. B. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. C. Hiến chương Liên hợp quốc. D. Hiệp ước hoà bình Xan Phran-xi-xcô. Câu 3: Trong xu thế đa cực, trung tâm quyền lực nào đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành nền  kinh tế lớn thứ hai thế giới (từ năm 2010)?  A. Liên bang Nga. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ. Câu 4: Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, nhân tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột  phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới?  A. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu. B. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. C. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật. D. Mỹ khống chế và chi phối Trung Quốc, Tây Âu. Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), cuộc chiến đấu  của nhân dân Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch chiến tranh nào của thực dân Pháp? A. “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh chớp nhoáng”. C. “Chinh phục từng gói nhỏ”. D. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Câu 6: Trong công cuộc cải cách, mở cửa (từ tháng 12 - 1978), Trung Quốc đạt được thành tựu  nào sau đây?  A. Nước khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai.  B. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất.  C. Là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ.  D. Trở thành nước có nền nông nghiệp phát triển nhất trên toàn thế giới.   Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách  mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và giành thắng lợi?  A. Hồng quân Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.


Trang 4 B. Thực hiện phổ cập giáo dục ở bậc đại học. C. Tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do. D. Xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu. Câu 24: Bài học kinh nghiệm nào rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có  thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?  A. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.  B. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.  C. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.  D. xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân.  PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Cho những thông tin trong bảng sau đây, chọn đúng hoặc sai a) Hội nghị I-an-ta (2 - 1945) được xem là hội nghị khởi đầu cho việc hình thành một trật tự thế giới mới  sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.  b) Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M.  Goóc-ba-chốp (12 - 1989) đánh dấu kết thúc hoàn toàn cuộc đối đầu quân sự tại châu Âu. c) Việc Mỹ đề ra “Kế hoạch Mác-san” còn Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ  kinh tế (SEV) đã tạo ra sự đối đầu về chính trị, quân sự giữa hai hệ thống xã hội đối lập. d) Tổng thống Mỹ R. Nich-xơn có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Liên Xô đã mở đầu cho sự xói mòn và đi đến sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta.  Câu 26: Cho đoạn tư liệu sau đây:  “Sau năm 1945, các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á lần lượt ra đời, đã có những sáng kiến về việc thành lập  các tổ chức khu vực như ASA (Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-líp-pin) năm 1961, MAPHILINDO (Ma-lai-xi-a,  Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a) năm 1963, song đều không thành công do sự tranh chấp lãnh thổ giữa các nước  thành viên. Trật tự thế giới hai cực và cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài đã ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam  Á. Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn do sự sa lầy của Mỹ trong cuộc chiến tại Việt Nam. Năm nước  Đông Nam Á là Thái Lan, In-đô-nê- xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Phi-líp-pin lo ngại có thể sẽ bị lôi cuốn  vào chiến tranh và ảnh hưởng của phong trào cách mạng Đông Dương lan rộng đã quyết định thành lập một  tổ chức khu vực. Ngày 08 - 08 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN đã chính thức ra đời”.  (Bùi Hồng Hạnh, Giáo trình các tổ chức quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, tr.159).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.