PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ÔN TẬP CHƯƠNG 6 (File HS).pdf

ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. [CD - SGK] Trong các kim loại Zn, Fe và Ag, kim loại nào phản ứng được với (a) dung dịch hydrochloric acid? (b) dung dịch copper (II) sulfate? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có). Câu 2. [CTST - SGK] Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các kim loại Zn, Al, Cu tác dụng với: (a) khí oxygen (O2). (b) khí chlorine (Cl2) 10 ĐIỀU 1. Tính chất vật lí chung của kim loại gồm: Tính dẻo (dẻo nhất Au), tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt (tốt nhất là Ag) và có ánh kim. 2. Tính chất hóa học của kim loại gồm: Tác dụng với phi kim, nước, acid, dung dịch muối. 3. Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K Na Ba Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au Cách nhớ: Khi Nào Bạn Cần May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu 4. Các kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na, ...) tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành base và giải phóng khí H2. 5. Các kim loại đứng trước H phản ứng được với acid HCl, H2SO4 loãng, ... tạo thành muối và giải phóng khí H2. 6. Từ Mg trở đi, kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. 7. Phương pháp điện phân nóng chảy dùng để tách các kim loại mạnh: Na, K, Mg, Al, ... Phương pháp nhiệt luyện thường dùng để tách các kim loại trung bình: Zn, Fe, ... Phương pháp thủy luyện thường dùng để tách các kim loại yếu: Cu, Ag, ... 8. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa ít nhất một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Hợp kim thường có các tính chất ưu việt hơn so với kim loại tạo ra chúng. 9. Gang và thép đều là hợp kim của sắt (iron) với carbon (gang: 2 – 5%C; thép: < 2%C). Đuy-ra là hợp kim của nhôm (aluminium) với các nguyên tố khác như Cu, Mg, Mn, ... 10. Kim loại và phi kim có nhiều tính chất vật lí và tính chất hóa học khác nhau: Kim loại Phi kim TÍnh chất vật lí - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. - Thường không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. - Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao. - Kim loại hầu hết ở trạng thái rắn (trừ thủy ngân ở trạng thái lỏng). - Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. - Ở đk thường phi kim tồn tại ở cả ba thể: rắn (C, S, ...), lỏng (Br2), khí (Cl2, O2, ...). - Có khối lượng riêng lớn. - Có khối lượng riêng nhỏ. Tính chất hóa học - Kim loại có xu hướng nhường e. - Phi kim có xu hướng nhận e. Kim loại + oxygen → oxide base Phi kim + oxygen → oxide acid ChiÒugi¶mdÇn møc ®ého1t ®éng hãa häc
(c) dung dịch H2SO4 loãng. (d) dung dịch FeSO4. Câu 3. [CD - SGK] Quặng magnesite chứa hợp chất magnesium carbonate (MgCO3), được nghiền nhỏ rồi cho tác dụng với một dung dịch acid. Đem cô cạn phần dung dịch, thu được muối magnesium chloride. (a) Viết phương trình hóa học phản ứng tạo muối magnesium chloride theo mô tả trên. (b) Đề xuất phương pháp tác magnesium từ magnesium chloride. Giải thích vì sao em chọn phương pháp này. Viết phương trình hóa học minh họa. Câu 4. [CD - SGK] Tìm hiểu về hợp kim của magnesium, từ đó chỉ ra (a) một số ưu điểm của loại vật liệu kim loại này. (b) một số ứng dụng của loại vật liệu kim loại này. Câu 5. [CD - SGK] Các quá trình sản xuất gang, sản xuất thép, tách kẽm từ zinc oxide bằng phương pháp nhiệt luyện có thể gây ô nhiễm cho bầu khí quyển không? Giải thích. Câu 6. Đánh dấu (X) vào các ô xảy ra phản ứng và viết các PTHH xảy ra. Na Ag Fe Al Mg O2, to H2O, to thường dd HCl dd CuSO4 Câu 7. Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng: - A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phòng khí hydrogen. - C và D không có phản ứng với dung dịch HCl. - B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A. - D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C. Hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hóa học giảm dần. Giải thích? Câu 8. [CD - SGK] Viết các phương trình hóa học để hoàn thành những chuỗi phản ứng sau: (a) (1) (2) A 2 3 3 l Al O AlCl (b) (1) (2) Z 4 n ZnO ZnSO (c) (1) (2) N 2 4 a NaOH Na SO Câu 9. Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau: (a) (1) (6) (3) (4) (5) (8) 2 2 3 2 2 (2) (7) CuCuO CuCl MgCl Mg(NO ) Mg(OH) MgO (b) (1) (4) (10) (3) (6) (7) (8) (9) 3 4 2 2 2 3 2 2 (2) (5) (11) FeFe O FeCl Fe(OH) Fe O Fe Cu CuCl Cu(OH) Câu 10. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất trong trường hợp sau: (a) Các kim loại: Na, Fe, Cu. (b) Các dung dịch: NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuCl2 (chỉ dùng thêm một hóa chất).
Dạng 1: Bài toán kim loại tác dụng với phi kim Dạng 2: Bài toán kim loại tác dụng với nước Dạng 3: Bài toán kim loại tác dụng với acid HCl, H2SO4 loãng Dạng 4: Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối Dạng 5: Bài toán điều chế, hiệu suất phản ứng Dạng 1: Bài toán kim loại tác dụng với phi kim LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI  Lý thuyết KL + O2 → oxide kim loại KL + F2, Cl2, Br2 → Muối (hóa trị cao) KL + I2, S → Muối (hóa trị thấp)  Phương pháp giải - Tính theo phương trình (phương trình 1 ẩn, đặt ẩn – lập hệ, chất hết – chất dư). - BTKL: mkim loại + mphi kim = moxide/muối  VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. (Q.15) Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối. (a) Viết PTHH xảy ra. (b) Tính m. Câu 2. Cho 4,6 gam kim loại X (hóa trị I) tác dụng vừa đủ với 2,479 lít khí chlorine (đkc). Tìm kim loại X. Câu 3. Tính V trong các trường hợp sau: (a) (C.14): Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 (đkc). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. (b) Cho 10,8 gam hỗn hợp ba kim loại Al, Fe và Cr phản ứng vừa đủ với V lít khí Cl2 (ở đkc) thu được 19,32 gam hỗn hợp ba muối chloride. Câu 4. (C.09): Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 6,1975 lít (ở đkc). Kim loại M là A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Cu. Câu 5. Cho hỗn hợp hai kim loại Fe và Cu tác dụng với khí chlorine dư thu được 59,5 gam hỗn hợp muối. Cũng lượng hỗn hợp trên cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 10% thu được 25,4 gam một muối. (a) Tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp muối thu được. (b) Tính thể tích dung dịch HCl 10% (D = 1,01 g/mL) cần dùng. Câu 6. Đun nóng một hỗn hợp gồm 6,4 gam bột lưu huỳnh (sulfur) và 15 gam bột kẽm trong môi trường kín không có không khí thu được rắn X. (a) Viết các PTPƯ xảy ra. (b) Rắn X gồm những chất nào và khối lượng là bao nhiêu? Câu 7. Đốt nóng một hỗn hợp gồm 5,6 gam bột Fe và 1,6 gam bột S trong môi trường không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với 500 mL dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất phản ứng đạt 100 %). (a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A. PHẦN B - CÁC DẠNG BÀI TẬP
(b) Biết rằng cần dùng 125 mL dung dịch NaOH 0,1 M để trung hòa HCl còn dư trong dung dịch B, hãy tính nồng độ của dung dịch HCl đã dùng.  BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 8. Cho một luồng khí chlorine dư tác dụng với 9,2 gam kim loại X (hoá trị I) sinh ra 23,4 gam muối. Tìm tên kim loại X. Câu 9. Cho khí chlorine tác dụng với bột sắt (iron) thu được muối X. Cho 16,25 gam muối X tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo ra m gam kết tủa. (a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. (b) Tính m. Câu 10. Cho 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe phản ứng vừa đủ với V lít khí Cl2 (ở đkc) thu được 43,25 gam hỗn hợp hai muối chloride. Xác định giá trị của V. Câu 11. Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại đều có hóa trị III là X và Y (tỉ lệ mol 1: 1) tác dụng vừa đủ với 7,437 lít khí chlorine. Sau đó hòa tan toàn bộ muối tạo ra trong nước dư được 250 mL dung dịch Z. (a) Xác định hai kim loại X, Y. (b) Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch Z. Câu 12. Hỗn hợp X gồm Fe và Al. Chia m gam X thành 2 phần bằng nhau. - Phần 1 tác dụng vừa đủ với 9,6681 lít khí Cl2 (đkc). - Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư, giải phóng 8,9244 lít khí H2 (đkc). (a) Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. (b) Tính m. Câu 13. Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí chlorine (đkc) cần dùng là A. 9,916 lít. B. 3,7185 lít. C. 7,437 lít. D. 2,479 lít. Câu 14. Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 12,5. B. 25,0. C. 19,6. D. 26,7. Câu 15. Cho 0,672 gam Fe phản ứng với 0,4958 lít Cl2 (đkc) thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 4,34 gam. B. 1,95 gam. C. 3,90 gam. D. 2,17 gam. Câu 16. Hoà tan 6 gam kim loại X (hoá trị II) tác dụng vừa đủ 3,7185 lít khí Cl2 (đkc). Kim loại X là A. Ca. B. Zn. C. Ba. D. Mg. Câu 17. Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M (chưa rõ hóa trị), thu được 40,05 gam muối. M là A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu. Câu 18. (202 – Q.17). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 3,09875 lít khí O2 (đkc), thu được 9,1 gam hỗn hợp hai Oxide. Giá trị của m là A. 5,1. B. 7,1. C. 6,7. D. 3,9. Câu 19. Oxygen hoá m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và kim loại M có tỉ lệ số mol Al: Mg: M = 1: 2: 1 cần 10,08 lít Cl2 (đkc) thu được 45,95 gam hỗn hợp Y gồm các muối chloride. Kim loại M là. A. Ca B. Ba C. Zn D. Fe Câu 20. Khi nung nóng hỗn hợp bột gồm 9,6 gam lưu huỳnh (sulfur) và 22,4 gam sắt (iron) trong ống nghiệm kín, không chứa không khí, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y. Thành phần của rắn Y là A. Fe. B. Fe và FeS. C. FeS. D. S và FeS. Câu 21. Đun nóng một hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt (iron) và 6,4 gam bột lưu huỳnh (sulfur) trong ống kín. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 8,8. B. 6,0. C. 12,0. D. 17,6.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.