PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 4.Đề HSG 9.docx

1 Người ra đề: Hoàng Quyên/0988935222 Địa chỉ mail: [email protected] PHÒNG GD & ĐT … ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (8.0 điểm) Một hoàn cảnh hai số phận Hai đứa trẻ nọ có một người cha nghèo khổ, thất học. Ông ấy bắt con mình làm việc vất vả mỗi ngày mà không nghĩ đến việc trao cho chúng cơ hội học hành để thoát khỏi cảnh sống hiện tại. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lí học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu "Tác động của hoàn cảnh đến con người" đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: thất học, đói rách, bắt con cái làm việc quần quật. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong phong trào xóa mù chữ, tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Nhà tâm lí học hai người cùng một câu: Tại sao anh trở thành người như thế? Thật bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: Sống trong hoàn cảnh như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi. (Nguồn: Internet) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống? Hãy trả lời câu hỏi đó bằng một bài văn ngắn khoảng 2 trang giấy thi. Câu 2: (12.0 điểm) "Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ. Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình" (Lưu Quý Kỳ) Bằng trải nghiệm văn học của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
2 PHÒNG GD & ĐT … HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2024 – 2025 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút A. Câu 1: (8.0 điểm) I. Yêu cầu chung: 1. Về kĩ năng: - Học sinh viết được bài văn nghị luận xã hội bàn luận về một vấn đề rút ra từ một câu chuyện; bố cục rõ ràng 3 phần; nội dung mạch lạc; diễn đạt lưu loát. - Học sinh sử dụng được các thao tác nghị luận chứng minh, giải thích, bác bỏ, so sánh, phân tích, bình luận để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận. 2. Về kiến thức: - Trong bài viết, học sinh trình bày được ý nghĩa của câu chuyện ở đề bài đưa ra; - Trong bài viết, học sinh thể hiện được vốn trải nghiệm, vốn hiểu biết thực tế đời sống xã hội qua những dẫn chứng; thể hiện được những suy nghĩ cá nhân về vấn đề được rút ra từ câu chuyện. II. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song, về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: Phần Nội dung cần đạt Điểm thành phần Mở bài (1.0 đ) Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh sống. 1.0 Thân bài (6.0 đ) a. Giải thích: - Số phận của người con thứ nhất là chịu tác động của hoàn cảnh. Anh ta chấp nhận hoàn cảnh nên cuộc sống của anh ta là sự dập khuôn cuộc sống của cha mình: thất học, đói rách, bắt con cái làm việc quần quật. - Người con thứ hai lại vươn lên, vượt qua hoàn cảnh, không chấp nhận sự áp đặt của người cha. Vì thế mà cuộc sống của anh ta là cuộc chiến đấu để thay đổi những điều tồi tệ mà anh ta từng phải nếm trải. - Ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc đời luôn đặt cho ta hai lựa chọn: khuất phục hay nỗ lực 1.5
3 vươn lên hoàn cảnh; chấp nhận hay đổi thay. Nếu khuất phục, chấp nhận, ta không chỉ làm khổ mình mà còn làm khổ người; còn vươn lên, dám thay đổi thì ta không chỉ thay đổi mình mà còn giúp người khác thay đổi. Như thế, dám thay đổi sẽ quyết định số phận của con người. b. Bàn luận: - Hoàn cảnh là một yếu tố khách quan tác động đến con người. Khi nó thuận lợi thì sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển, thành công. Còn ngược lại, nó sẽ trở thành một trở lực kìm hãm, khiến con người có ít cơ hội để thành công hơn. - Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực vươn lên, tinh thần giàu nghị lực, con người có thể vượt qua nghịch cảnh để có thể đạt tới thành công. Con đường ấy gian nan nhưng kết quả lại vô cùng ngọt ngào. Khi đó, nghịch cảnh lại trở thành một nhân tố tạo động lực. - Suy cho cùng, hoàn cảnh là vật cản hay động lực là do suy nghĩ chủ quan của con người. 1.5 c. Dẫn chứng: HS nêu được một số dẫn chứng xác thực, tiêu biểu cho tinh thần vượt khó, giàu nghị lực không chỉ thay đổi cuộc sống của bản thân mà còn thay đổi cuộc sống của người khác. (HS có thể trình bày tách riêng rõ ràng hoặc trình bày xen kẽ với phần bàn luận) 1.5 d. Nhận xét, đánh giá: - Cuộc sống rất cần sự thay đổi cách nhìn nhận, thay đổi suy nghĩ để vươn lên, hướng tới những điều tốt đẹp. - Cũng có không ít người thiếu ý chí, nỗ lực, chấp nhận hoàn cảnh, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không dám đổi thay, nghĩ khác, làm khác. - Song cũng cần thấy rằng, đâu có phải lúc nào đổi thay cũng đem lại những điều tốt đẹp. Đổi thay cần phải có một định hướng rõ ràng, một kế hoạch cụ thể, căn cứ vào năng lực thực sự của bản thân, phải phù hợp với bối cảnh thực tế… 1.5 Kết bài (1.0 đ) - Khẳng định lại mối quan hệ giữa hoàn cảnh sống và con người; - Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 1.0 III. Biểu điểm: Điểm 7 – 8: Bài văn hoàn thành tốt những yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo, có suy nghĩ, ý kiến riêng trong việc nêu và giải quyết được vấn đề đặt ra. Điểm 5 – 6: Bài văn hoàn thành về cơ bản những yêu cầu nêu trên, có suy nghĩ riêng, ý kiến riêng trong việc nêu và giải quyết vấn đề đặt ra song lí lẽ chưa thật sắc sảo, sâu sắc; còn mắc lỗi diễn đạt và
4 chính tả. Điểm 3 – 4: Bài văn hoàn thành về cơ bản những yêu cầu trên; suy nghĩ chưa sâu sắc, lí lẽ chưa sắc sảo; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả. Điểm 1 – 2: Bài văn nội dung sơ sài, lí lẽ không chặt chẽ, mắc nhiều lỗi về diễn đạt và chính tả. Điểm 0: Lạc đề hoặc không làm được bài. B. Câu 2: (12.0 điểm) I. Yêu cầu chung: 1. Về kĩ năng: - Học sinh viết được bài văn nghị luận văn học bàn luận về một nhận định, một đánh giá; bố cục rõ ràng 3 phần; nội dung mạch lạc; diễn đạt lưu loát. - Học sinh sử dụng được các thao tác nghị luận chứng minh, giải thích, bác bỏ, so sánh, phân tích, bình luận linh hoạt để làm sáng rõ vấn đề cần nghị luận. 2. Về kiến thức: - Trong bài viết, học sinh trình bày được ý nghĩa của nhận định, đánh giá; - Trong bài viết, học sinh thể hiện được vốn trải nghiệm văn học của bản thân thông qua việc phân tích các dẫn chứng có thể lấy trong chương trình Ngữ văn THCS hoặc bằng chính trải nghiệm văn học mà bản thân đã tích lũy. II. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song, về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: Phần Nội dung cần đạt Điểm thành phần Mở bài (1.0 đ) - Nêu nhận định - Khái quát ý nghĩa của nhận định: tác phẩm văn chương không chỉ là tiếng nói của tâm hồn cá nhân thi sĩ mà còn là tiếng nói của tâm hồn mọi con người. 0.5 0.5 Thân bài (10.0 đ) a. Giải thích: - Nhận định của Lưu Quý Kỳ đề cập đến đặc trưng của tác phẩm văn học: Tác phẩm ra đời từ nỗi niềm của một người nhưng tác phẩm phải từ tiếng lòng của nhà văn cất lên thành tiếng lòng của độc giả. - Nói cách khác, tác phẩm văn học phải có tính nhân loại, phải có sức đồng vọng đến muôn triệu tâm hồn độc giả. 1.0

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.