Nội dung text 37. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học THPT Phú Lộc - Huế - có đáp án.docx
B. Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số các allele thường xảy ra với các quần thể có kích thước lớn. C. Ngay cả khi không có đột biến, không có CLTN, không có di nhập gene thì tần số các allele cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên. D. Một allele dù có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một allele có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. Câu 15: Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ nhiễm sắc thể lần lượt là 2n = 20; 2n = 26; 2n = 30. Từ 3 loài này, đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả bằng bảng sau đây: Loài I II III IV V Cơ chế hình thành Thể song nhị bội từ loài A và loài B Thể song nhị bội từ loài A và loài C Thể song nhị bội từ loài B và loài C Thể song nhị bội từ loài A và loài I Thể song nhị bội từ loài B và loài III Bộ nhiễm sắc thể của các loài I, II, III, IV và V lần lượt là: A. 46; 50; 56; 66; 82. B. 23; 25; 28; 33; 41. C. 92; 100; 112; 132; 164. D. 46; 56; 50; 82; 66. Câu 16: Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình dưới đây. Phân tích hình, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? A. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể. B. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc độ tăng trưởng cao nhất. C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm C D. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi các điều kiện môi trường. Câu 17: Cho các ví dụ sau: (1) Đàn bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá. (2) Cá mập con khi mới nở sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. (3) Nấm, vi khuẩn và tảo cộng sinh trong địa y. (4) Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng. (5) Các cây thông nhựa liền rễ. (6) Các con sư tử đực trong đàn tranh giành nhau con cái. Có bao nhiêu ví dụ về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 18: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái? (1) Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.