PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2. Nguyễn Hồng Vân- K23 QTKD- Tóm tắt LA Tiếng Việt.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÁT TRIỂN CÁC CỤM LIÊN KẾT CÔNG NGHIỆP DA GIÀY Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 NGUYỄN HỒNG VÂN HÀ NỘI - 2023
Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Ngoại thương Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Thu Thủy Phản biện 1:.............................................................................................. Phản biện 2:............................................................................................. Phản biện 3:.............................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Ngoại thương Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Ngoại thương
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay thì việc liên kết ngành với các CGT của các ngành, lĩnh vực là một tất yếu nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh của ngành gắn với từng quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngành da- giày giữ vị trí trọng yếu và thu hút một lượng lới lao động trong nền kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam. Việc phát triển các CLKCN trong ngành da - giày sẽ tạo điều kiện kết nối chuỗi sản xuất hữu hiệu hơn, tạo điều kiện tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của sản phẩm da - giày. Bên cạnh đó, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế thế giới thông qua việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA... sẽ tạo ra những cơ hội to lớn và đặt ra những thách thức gay gắt với ngành da - giày Việt Nam. Cùng với việc tổ chức lại sản xuất của các DN da - giày và các DN phụ trợ liên quan, phát triển mạnh mẽ CNHT da - giày, việc phát triển CLKCN da - giày trở thành một yếu cầu cấp thiết. Với những lý do nêu trên, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu chủ đề “Phát triển các cụm liên kết công nghiệp da giày ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tại Việt Nam” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là trên cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB, qua đó đề xuất các giải pháp phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2035. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cần được giải quyết: Mức độ đầy đủ và cập nhật về lý luận liên quan đến phát triển CLKCN? Thực trạng phát triển CLKCN da - giày ở
2 VKTTĐ-BB hiện nay như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB? Các yếu tố này được đánh giá qua các tiêu chí nào? Những kết quả đạt được và hạn chế trong phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB? Các doanh nghiệp ngành da - giày ở VKTTĐ-BB cần triển khai các giải pháp nào đển phát triển CLKCN ngành da - giày trong giai đoạn đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2035? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển CLKCN da - giày và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CLKCN da - giày ở VKTTĐ-BB. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu sự phát triển CLKCN dưới góc độ quản trị kinh doanh từ góc nhìn của các DN da - giày, DN phụ trợ ngành da - giày trên cơ sở các chính sách của Nhà nước về phát triển CLKCN ngành da - giày ở VKTTĐ-BB. Về không gian: Nghiên cứu cụm liên kết công nghiệp ngành da - giày ở Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tại Việt Nam. Về thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ 2017 – 2021, giải pháp đề xuất đến năm 2025, giai đoạn đến năm 2035. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, đề tài luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn một bước những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển CLKCN da - giày; Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển CLKCN, rút ra những bài học có thể áp dụng cho các doanh nghiệp ngành da - giày tại Việt Nam;

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.