PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BỘ TỔNG HỢP TN-TL KHTN 6 - Chương 10.pdf

CHƯƠNG 10 – NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG KIẾN THỨC – LÝ THUYẾT NĂNG LƯỢNG 1. Năng lượng  Chúng ta không nhìn thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của chúng. Ví dụ: ◌ Năng lượng từ dự trữ thức ăn. ◌ Ánh sáng phát ra từ đèn được tạo ra nhờ có năng lượng dự trữ trong pin. ◌ Cây cối lớn lên, ra hoa nhờ hấp thu năng lượng mặt trời.  Đơn vị năng lượng là Jun.  Kí hiệu: J ◌ 1 KWh = 3600000J. ◌ 1kJ = 1000J. ◌ 1 cal (calo) = 4,2J. Gió nhẹ làm quay chong chóng, gió mạnh làm quay cánh quạt của tua-bin gió, lốc xoáy phá hủy công trình. Khi gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy còn kéo dài thì chong chóng, tua-bin còn quay, các công trình xây dựng còn phá hủy.  Năng lượng có thể truyền đi từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều cách. ◌ Thông qua tác dụng lực ◌ Truyền nhiệt 2. Các dạng năng lượng  Động năng: do vật chuyển động.  Thế năng hấp dẫn: vật ở trên cao so với mặt đất.  Thế năng đàn hồi: khi lò xo, dây cao su,....biến dạng.  Quang năng: Mặt trời, bóng đèn, lửa,...phát ánh sáng.  Nhiệt năng: hòn than cháy, cốc nước nóng,...  Hóa năng: do quá trình biến đổi hóa học như pin, thực phẩm, xăng dầu,...
Động năng ◌ Động năng là dạng năng lượng do chuyển động mà có. ◌ Vật chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn và ngược lại. Năng lượng điện ◌ Các nhà máy điện, pin,...cung cấp năng lượng điện. ◌ Năng lượng điện cần thiết và được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Năng lượng nhiệt ◌ Các vật nóng như Mặt Trời, ngọn lửa,...đều có năng lượng nhiệt. ◌ Một vật có nhiệt độ càng cao thì có năng lượng nhiệt càng lớn. Năng lượng ánh sáng
◌ Ánh sáng từ Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa,...mang năng lượng ánh sáng. Nhờ năng lượng này mà con người cảm nhận được ánh sáng. Năng lượng âm thanh ◌ Tiếng trống, tiếng đàn, tiếng hát,...mang năng lượng. Năng lượng này giúp con người nghe được âm thanh. Thế năng hấp dẫn ◌ Các vật ở một độ cao nào đó so với mặt đất có năng lượng hấp dẫn được gọi là thế năng hấp dẫn. ◌ Vật ở càng cao so với mặt đất thì có thế năng hấp dẫn càng lớn. Thế năng đàn hồi ◌ Những vật như lò xo, dây cao su, đệm hơi, cánh cung,...khi bị biến dạng sẽ có thế năng đàn hồi. ◌ Các vật đó biến dạng càng nhiều thì có thế năng đàn hồi càng lớn. Năng lượng hóa học
◌ Lưu trữ trong lương thực- thực phẩm, trong pin, nhiên liệu,...được gọi là năng lượng hóa học. ◌ Năng lượng trong lương thực- thực phẩm giúp con người sinh sống, phát triển; năng lượng trong nhiên liệu giúp máy móc hoạt động. Năng lượng hạt nhân ◌ Tàu ngầm nguyên tử, Mặt Trời và các ngôi sao,...hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân. Đó là năng lượng lưu trữ trong tâm của nguyên tử. 3. Phân loại năng lượng Theo nguồn tạo ra Theo nguồn gốc vật chất Theo mức độ ô nhiễm Cơ năng Nhiệt năng Quang năng Hóa năng Năng lượng hạt nhân,.. + Năng lượng chuyển hóa toàn phần: sinh ra từ nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ,... + Năng lượng tái tạo: ánh sáng mặt trời, thủy triều, hạt nhân, địa nhiệt,.. + Năng lượng sạch: mặt trời, gió, thủy triều.... + Năng lượng gây ô nhiễm môi trường như năng lượng hóa thạch.... 4. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo  Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.