Nội dung text Chủ đề 1. Giới thiệu chung về Lâm nghiệp.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÂM NGHIỆP Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Một trong những vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người là A. cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ của con người. B. cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người. C. cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người. D. cung cấp lương thực phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Câu 2. Cung cấp lâm sản, cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu là một trong những vai trò quan trọng của A. chăn nuôi. B. lâm nghiệp. C. trồng trọt. D. thuỷ sản. Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của lâm nghiệp đối với đời sống con người? A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản. B. Tạo công ăn việc làm, giúp ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. C. Cung cấp nguồn thức ăn phục vụ phát triển chăn nuôi. D. Là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số. Câu 4. Sản phẩm nào sau đây là sản phẩm của lâm nghiệp? A. Cá suối. B. Lúa nương C. Gà đồi. D. Mật ong rừng. Câu 5. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của lâm nghiệp? A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản. B. Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa. C. Cung cấp phân bón cho trồng trọt. D. Cung cấp nguồn thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Câu 6. Sản phẩm nào sau đây có nguồn gốc từ lâm nghiệp? A. Các loại ngô trồng trên nương. B. Giấy vở học sinh. C. Thịt trâu gác bếp. D. Phân bón vi sinh vật.
Câu 7. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò nào sau đây? A. Bảo tồn các loài động vật quý hiếm. B. Chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn. C. Chắn sóng, chắn gió bảo vệ dân cư ven biển. D. Điều hoà dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi. Câu 8. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ ven biển có vai trò nào sau đây? A. Bảo tồn các loài thực vật quý hiếm. B. Chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn. C. Làm sạch không khí, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp. D. Điều hoà dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi. Câu 9. Việc bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu đô thị và khu công nghiệp có vai trò nào sau đây? A. Bảo tồn các loài nấm quý hiếm. B. Giảm thiểu lũ lụt, chống sự xâm nhập của nước mặn. C. Làm sạch không khí, tạo môi trường sống trong lành cho con người. D. Chắn sóng, chắn gió, giữ ổn định nguồn nước. Câu 10. Việc làm nào sau đây có tác dụng điều hoà dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi? A. Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn. B. Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị. C. Giảm diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn. D. Giảm diện tích rừng phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị. Câu 11. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về đối tượng của sản xuất lâm nghiệp? A. Là những cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng ngắn. B. Là những cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài. C. Là những loài động, thực vật quý hiếm, có chu kì sinh trưởng dài. D. Là sinh vật quý hiếm, có chu kì sinh trưởng ngắn. Câu 12. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về đặc trưng của sản xuất lâm nghiệp? A. Địa bàn phức tạp, thuận lợi về giao thông và cơ sở vật chất. B. Địa bàn đồng nhất, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất. C. Địa bàn đồng nhất, thuận lợi về giao thông và cơ sở vật chất. D. Địa bàn phức tạp, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất.
Câu 13. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về sản phẩm và lợi ích của sản xuất lâm nghiệp? A. Sản phẩm ít đa dạng và chỉ có lợi ích kinh tế. B. Sản phẩm đa dạng và chỉ có lợi ích kinh tế. C. Sản phẩm đa dạng và có nhiều lợi ích đặc thù. D. Sản phẩm ít đa dạng và có nhiều lợi ích đặc thù. Câu 14. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích của sản xuất lâm nghiệp? A. Ưu tiên lợi ích kinh tế, không cần quan tâm đến các vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học. B. Đề cao lợi ích an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, không cần quan tâm đến lợi ích kinh tế. C. Bên cạnh lợi ích kinh tế, cần bảo đảm hài hoà lợi ích an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. D. Gồm lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường; không bao gồm lợi ích quốc phòng, an ninh. Câu 15. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về tính thời vụ của sản xuất lâm nghiệp? A. Thưởng tập trung nhiều vào một số tháng nhất định trong năm. B. Không có tính thời vụ, hoạt động sản xuất được tiến hành trải đều trong năm. C. Có tính thời vụ cao, thường tập trung vào các tháng giữa năm. D. Có tính thời vụ cao, thưởng tập trung vào các tháng cuối năm. Câu 16. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đặc trưng cơ bản của sản xuất lâm nghiệp? A. Đối tượng là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài. B. Địa bàn rộng lớn, khó khăn về giao thông và cơ sở vật chất. C. Có tính thời vụ cao, thường tập trung vào các tháng mùa mưa. D. Ngành sản xuất đa dạng sản phẩm và có nhiều lợi ích đặc thù. Câu 17. Hoạt động quản lí rừng không bao gồm hoạt động nào sau đây? A. Giao rừng, cho thuê rừng. B. Phòng chống cháy rừng. C. Chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. D. Thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh. Câu 18. Hoạt động giao rừng được hiểu là A. nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và thu tiền sử dụng rừng một lần B. nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và thu tiền sử dụng rừng hằng năm. C. nhà nước giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và không thu tiền sử dụng rừng.
D. nhà nước chỉ giao rừng cho các tổ chức, không giao rừng cho hộ gia đình và cá nhân. Câu 19. Cho các hoạt động như sau: (1) Quản lí rừng. (2) Trồng rừng. (3) Chăm sóc rừng. (4) Phát triển rừng. (5) Sử dụng rừng. (6) Chế biến và thương mại lâm sản. Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản là: A. (1), (3), (4), (5). B. (2), (3), (4), (6). C. (1), (4), (5), (6). D. (2), (3), (5), (6). Câu 20. Các tổ chức, hộ gia đình thuê rừng sản xuất được phép thực hiện các hoạt động như sau? (1) Sản xuất lâm nghiệp. (2) Sản xuất lâm – nông – ngư nghiệp kết hợp. (3) Kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. (4) Xây dựng nhà xưởng phục vụ chế biến gỗ. Phương án trả lời đúng là: A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). Câu 21. Cho các hoạt động như sau: (1) Bảo vệ hệ sinh thái rừng. (2) Chăm sóc rừng. (3) Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng. (4) Phòng và chữa cháy rừng. (5) Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. Các hoạt động bảo vệ rừng là: A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4), (5). C. (1), (3), (4), (5). D. (1), (2), (4), (5). Câu 22. Cho các hoạt động như sau: (1) Trồng rừng. (2) Chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng. (3) Phát triển giống cây lâm nghiệp. (4) Phòng và chữa cháy rừng.