Nội dung text SGV Toan 8 bai mau upweb.pdf
A. MỤC TIÊU 1. Năng lực chuyên môn Đơn thức, đa thức nhiều biến – Nhận biết được các khái niệm đơn thức, đa thức nhiều biến. – Thực hiện được việc thu gọn đơn thức, đa thức; tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến. – Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân các đa thức nhiều biến; thực hiện được phép chia hết một đơn thức cho một đơn thức, một đa thức cho một đơn thức trong những trường hợp đơn giản. Hằng đẳng thức đáng nhớ, phân tích đa thức thành nhân tử – Nhận biết được các khái niệm: đồng nhất thức, hằng đẳng thức. – Mô tả được các hằng đẳng thức đáng nhớ (bình phương của tổng và hiệu, hiệu hai bình phương, lập phương của tổng và hiệu, tổng và hiệu hai lập phương) và vận dụng để tính toán với đa thức trong những trường hợp đơn giản. – Phân tích đa thức thành nhân tử trong những trường hợp đơn giản bằng phương pháp đặt nhân tử chung, vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức đáng nhớ hoặc kết hợp với nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung. Phân thức đại số – Nhận biết được các khái niệm cơ bản về phân thức đại số: định nghĩa, điều kiện xác định, giá trị của phân thức đại số, hai phân thức bằng nhau. Chương 1 BIỂU THỨC ĐẠI SỐ Phần hai HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 8 (Chân trời sáng tạo) Phần SỐ VÀ ĐẠI SỐ 7
– Mô tả được những tính chất cơ bản của phân thức đại số; thực hiện được rút gọn phân thức. – Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với hai phân thức đại số. – Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân thức đại số trong tính toán. 2. Năng lực chung Hình thành và phát triển: – Năng lực tự chủ và tự học thông qua tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, hoàn thành các nhiệm vụ học tập. – Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua trình bày, thảo luận và làm việc nhóm. – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong khám phá, thực hành và vận dụng. 3. Hình thành các phẩm chất – Yêu nước, nhân ái. – Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. B. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý 1. Ở lớp 7, ngay khi làm quen với biểu thức đại số, HS đã biết rằng có thể tính toán với các biểu thức chứa chữ (hay biểu thức đại số) bằng cách coi mỗi chữ như một số thực. Với cách làm như vậy, trong suốt chương này, HS có thể giải các bài toán tại các hoạt động khởi động, hoạt động khám phá của các bài học (mà chưa sử dụng các khái niệm hay quy tắc mới được giới thiệu ngay sau đó). 2. Nhìn chung, các khái niệm toán học trong chương này khá trừu tượng đối với HS. GV nên dành thời lượng thoả đáng cho các hoạt động (khởi động, khám phá) để tạo cơ hội cho HS khám phá khái niệm thông qua giải quyết vấn đề, sử dụng mô hình trực quan và theo con đường quy nạp (từ ví dụ cụ thể đến khái niệm, quy tắc trừu tượng). 3. Chương này cũng chứa nhiều quy tắc để thu gọn, tính toán với những đối tượng đại số cơ bản. HS nên được tiếp cận các quy tắc này trước hết thông qua những ví dụ đơn giản. HS cũng cần được thực hành nhiều để thực hiện đúng và thành thạo các quy tắc. 4. GV sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để tổ thức cho HS tham gia các hoạt động học tập (khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng) dưới hình thức hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động theo nhóm. GV khuyến khích HS đặt câu hỏi, trình bày (viết và nói), thảo luận để củng cố, khắc sâu kiến thức cũng như phát triển năng lực giao tiếp toán học cho HS. 8
C. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC Bài 1. ĐƠN THỨC VÀ ĐA THỨC NHIỀU BIẾN I. Mục tiêu 1. Yêu cầu cần đạt: – Nhận biết được đơn thức, đa thức nhiều biến. – Thực hiện thu gọn đơn thức, đa thức. – Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của các biến. 2. Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học. 3. Tích hợp: tích hợp nội môn (Đại số, Hình học và Đo lường); Toán học và cuộc sống. II. Một số chú ý 1. Ở lớp 7, HS đã học về đa thức một biến, giá trị của đa thức một biến và các phép toán cộng, trừ, nhân, chia với đa thức một biến. Nhờ đó, HS có những thuận lợi nhất định khi tiếp cận với các khái niệm trong bài học này. 2. Có nhiều thuật ngữ toán học xuất hiện trong bài này (đơn thức nhiều biến, đa thức nhiều biến, đơn thức đồng dạng, hệ số, phần biến, đa thức thu gọn, ...). GV nên tạo nhiều cơ hội cho HS sử dụng các thuật ngữ này trong trình bày, diễn đạt để củng cố kiến thức đồng thời phát triển năng lực giao tiếp toán học cho HS. III. Gợi ý các hoạt động cụ thể Hoạt động khởi động (HĐKĐ) Hình bên là bản vẽ sơ lược nền của một ngôi nhà (các kích thước tính theo m). Có thể biểu thị diện tích của nền nhà bằng một biểu thức chứa biến x và y không? Nếu có, trong biểu thức đó chứa các phép tính nào? x x y 2 x x – Mục đích của HĐKĐ: Thông qua giải bài toán về tìm diện tích trong tình huống có tính thực tế, HS có cơ hội trải nghiệm và làm quen với biểu thức đại số nhiều biến. Qua đó, HS bước đầu nhận thấy sự cần thiết của khái niệm đa thức nhiều biến và tạo hứng thú học tập. 9
– Gợi ý tổ chức HĐKĐ: HS thực hiện yêu cầu của hoạt động và trình bày kết quả. HS thực biện các phép tính bằng cách coi x và y như những số thực. GV hỗ trợ khi HS khó khăn hoặc mắc sai lầm. Hướng dẫn – đáp án: S = x . (x + x) + x(y + 2) = 2x2 + xy + 2x. Biểu thức chứa các phép toán cộng, nhân, luỹ thừa. Chú ý: HS có thể tính theo những cách khác nhau. GV có thể nhấn mạnh về việc không viết kí hiệu phép nhân trong biểu thức chứa chữ. 1. Đơn thức và đa thức Hoạt động khám phá 1 (HĐKP 1) – Mục đích của HĐKP 1: Thông qua hoạt động tìm điểm chung của những biểu thức đại số cùng nhóm và điểm khác nhau giữa các nhóm biểu thức đại số cho trước, HS nhận biết các dấu hiệu đặc trưng để xác định khái niệm đơn thức và đa thức nhiều biến. – Gợi ý tổ chức HĐKP 1: HS làm việc theo nhóm hoặc cá nhân, thực hiện yêu cầu của hoạt động và trình bày kết quả. Khi HS khó khăn hoặc trả lời chưa chính xác, GV hỗ trợ bằng một vài gợi ý (hãy để ý về các phép tính có trong mỗi biểu thức, ...). Hướng dẫn – đáp án: a) Các biểu thức ở nhóm A chỉ chứa các phép tính nhân và luỹ thừa đối với biến; trong khi các biểu thức ở nhóm B và nhóm C chứa các phép tính khác (cộng, trừ, chia, khai căn). b) Các biểu thức ở nhóm A và nhóm B không chứa các phép tính nào khác, ngoài các phép tính cộng, trừ, nhân và luỹ thừa (đối với biến). Thực hành 1. Cho các biểu thức sau: ab – πr 2 ; 3 4 r ; 3 π p ; 2π x – 1 ; y 0; 1 ; 2 x3 – x + 1. Trong các biểu thức trên, hãy chỉ ra: a) Các đơn thức; b) Các đa thức và số hạng tử của chúng. 2 Một số biểu thức được phân chia thành các nhóm như dưới đây: Nhóm A 2xy; –3x2 ; 1 2 xy2 ; 10 Nhóm B x2 – 2x + 1; x2 – 1 2 xy Nhóm C x ; y 2 – x a) Các biểu thức ở nhóm A có đặc điểm gì phân biệt với các biểu thức ở nhóm B và nhóm C? b) Các biểu thức ở nhóm A và nhóm B có đặc điểm gì chung, phân biệt với các biểu thức ở nhóm C? 10