PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 20 Môi trường và các nhân tố sinh thái.docx

1 BÀI 20: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN 1.1. Nhận biết Câu 1: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của sinh vật. C. bao quanh sinh vật ảnh hưởng sự sinh trưởng, phát triển và tồn tại của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đén đời sống của sinh vật. Chọn đáp án C: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật ảnh hưởng sự sinh trưởng, phát triển và tồn tại của sinh vật Câu 2: Mỗi sinh vật có môi trường sống đặc trưng như môi trường A. trong đất, dưới nước, trên mặt đất- không khí. B. trong đất, trên mặt đất- không khí. C. trên cạn, trong đất, dưới nước và sinh vật. D. dưới nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật. Chọn đáp án C: Mỗi sinh vật có môi trường sống đặc trưng như môi trường trên cạn, trong đất, dưới nước và sinh vật Câu 3 : Các nhân tố sinh thái được chia thành A. nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người. B. nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh C. nhóm nhân tố sinh thái trên cạn và dưới nước. D. nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi. Chọn đáp án B: Các nhân tố sinh thái được chia thành nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh Câu 4 : Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Nấm. B. Cỏ. C. Xác động vật. D. Giun đất. Chọn đáp án C: Nhân tố sinh thái vô sinh là xác động vật Câu 5: Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng. C. Con người và các sinh vật khác. D. Các sinh vật khác và ánh sáng. Chọn đáp án C: Nhân tố sinh thái hữu sinh là Con người và các sinh vật khác Câu 6: Nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng đến tỷ lệ hô hấp và trao đổi chất của động vật máu lạnh? A. Độ ẩm
2 B. Độ pH C. Nhiệt độ D. Ánh sáng Chọn đáp án C: Nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tỷ lệ hô hấp và trao đổi chất của động vật máu lạnh là nhiệt độ Câu 7: Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhân tố sinh thái nào sau đây, người ta chia động vật thành nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt? A. Gió. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Chọn đáp án D: Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhiệt độ, người ta chia động vật thành nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt Câu 8: Cây lúa (Oryza sativa) có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 15 o C đến 42 O C. Nhiệt độ 42 o C gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn dưới. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn trên. Chọn đáp án D: Nhiệt độ 42 o C gọi là giới hạn trên Câu 9:  Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10-38,5 0 C ; 10,6-32 0 C ; 5-44 0 C; 8- 32 0 C . Loài có khả năng phân bố rộng nhất là A. C B. A C. B D. D Chọn đáp án A: Những loài có giới hạn rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thì khả năng phân bố càng rộng. Câu 10:  Phát biểu nào sau đây thể hiện sự tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường sống? A. Môi trường tác động lên các loài sinh vật, làm tuyệt chủng nhiều loài trong một khoảng thời gian rất ngắn. B. Môi trường tác động lên sinh vật làm thay đổi số lượng cá thể của loài, giảm độ đa dạng sinh học. C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường sống của chúng làm thay đổi môi trường. D. Sinh vật ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái. Chọn đáp án C: Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động trở lại môi trường sống của chúng làm thay đổi môi trường Câu 11:  Giới hạn sinh thái là
3 A. khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau nà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể ổn tại và phát triển. C. khoảng không gian sinh thái mà ở đó chứa đựng tất cả các nhân tố ỉnh thái cùng tác động qua lại lẫn nhau giúp cho sinh vật có thể tồn tại và hát triển. D. giá trị cực đại của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. Chọn đáp án B: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể ổn tại và phát triển. Câu 12:  Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 5,6 - 42°C, lúa Oryza sativa có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 15 - 42 °C, vi khuẩn lam Spirulina platensis có thể sống ở môi trường có độ pH từ 9 - 11. Những ví dụ này nói lên quy luật tác động nào của các nhân tố sinh thái? A. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. B. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái. C. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường. D. Quy luật giới hạn sinh thái. Chọn đáp án D: Câu 13:  Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học? A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi trường. B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường. C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi. D. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Chọn đáp án D: 1.2. Thông hiểu Câu 1 : Các nhân tố sinh thái vô sinh có đặc điểm: A. tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. B. tác động của nó lên sinh vật bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể. C. Là các yếu tố môi trường không liên quan đến khí hậu, thời tiết… D. Là các nhân tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ quần thể. Chọn đáp án A: Các nhân tố sinh thái vô sinh có đặc điểm tác động của nó lên sinh vật không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể Câu 2 : Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng? A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng đồng thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái B. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái
4 C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm lên đời sống sinh vật. D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. Chọn đáp án B: Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái là sai, vì: Các loài sinh vật có phản ứng không giống nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. Câu 3: Loài thực vật nào có thể được tìm thấy chủ yếu trong môi trường ánh sáng yếu? A. Cây xương rồng B. Cây bạch đàn C. Cây rêu D. Cây dừa Chọn đáp án C: Cây rêu là cây ưa bóng nên có thể được tìm thấy chủ yếu trong môi trường ánh sáng yếu Câu 4:  Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh vật? (1) Các loài sinh vật có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường. (2) Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt. (3) Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng. (4) Động vật biến nhiệt có khả năng thay đối nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi cao hơn so với động vật hằng nhiệt (5) Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hoá của động vật. (6) Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tập tính ở động vật. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Gợi ý: 1) Các loài sinh vật có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.--˃ Đúng (2) Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.--˃ Đúng (3) Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng. --˃ Sai (4) Động vật biến nhiệt có khả năng thay đối nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi cao hơn so với động vật hằng nhiệt --˃ Sai (5) Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hoá của động vật. --˃ Sai (6) Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tập tính ở động vật.--˃ Đúng Chọn đáp án B:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.