Nội dung text Ma_de_5105.docx
Mã đề 5105 Trang 1/5 A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. dòng gene. D. phiêu bạt di truyền. Câu 10. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Hỗ trợ cùng loài. B. Độ ẩm. C. Vật kí sinh. D. Vật ăn thịt. Câu 11. Hình bên mô tả thí nghiệm về quá trình quang hợp của bèo Elodea (bèo Mỹ). Khi kết thúc thí nghiệm, nồng độ khí nào sau đây trong ống nghiệm là cao nhất? A. CH 4 . B. CO 2 . C. SO 2 . D. O 2 . Câu 12. Trong cơ chế di truyền cấp phân tử, enzyme làm nhiệm vụ tháo xoắn DNA là A. DNA polymerase. B. restrictase. C. RNA polymerase. D. ligase. Câu 13. Hoa đỗ quyên trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có khoảng 150 cây/quần thể. Số liệu này minh hoạ đặc trưng nào sau đây của quần thể? A. Mật độ cá thể. B. Kiểu phân bố. C. Tỉ lệ giới tính. D. Kích thước quần thể. Câu 14. Ở cà chua, gene SIKLUH được xác định giúp làm tăng kích thước quả thông qua kích thích các tế bào phân chia. Để giúp tăng năng suất cho các loại cây ăn quả khác, kĩ thuật nào sau đây phù hợp nhất? A. Lai giữa giống cây cà chua với các giống cây ăn quả khác nhằm chuyển gene SIKLUH sang các giống cây ăn quả. B. Sử dụng liệu pháp gene giúp chỉnh sửa một số gene trong các cây ăn quả khác để biến những gene này thành gene SIKLUH. C. Chuyển gene SIKLUH vào các giống cây ăn quả khác bằng công nghệ DNA tái tổ hợp. D. Nhân bản vô tính giống cây cà chua mang gene SIKLUH để tạo hàng loạt cây cà chua có năng suất cao. Câu 15. Đồ thị hình bên mô tả sự thay đổi hàm lượng DNA trong nhân một tế bào mô phân sinh của cơ thể thực vật lưỡng bội ở các pha của chu kì tế bào. Giai đoạn B trong đồ thị tương ứng với A. kì giữa. B. pha G 1 . C. pha S. D. kì đầu. Câu 16. Giống cừu tổng hợp được huyết thanh và alpha -1- antitrypsin (một loại protein có chức năng bảo vệ phổi khỏi sự tác động của enzyme) ở người chữa bệnh khí thủng phổi (emphysema) được tạo ra nhờ ứng dụng A. nhân bản vô tính. B. lai xa và đa bội hóa. C. cấy truyền phôi. D. công nghệ gene. Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18 Ở người, bệnh máu khó đông do đột biến gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X dẫn đến thiếu hụt yếu tố antihemophilic A và antihemophilic B tham gia vào quá trình đông máu nên không thể hình thành cục máu đông. Khi phân tích tế bào của sáu bé trai (kí hiệu từ A đến G) mắc bệnh máu khó đông, người ta thấy trên nhiễm sắc thể X của những bé trai này đều bị đột biến mất một đoạn nhỏ thuộc các vùng khác nhau (kí hiệu từ 1 đến 12) thể hiện ở hình bên. Câu 17. Phả hệ sau mô tả bệnh máu khó đông của một gia đình.
Mã đề 5105 Trang 1/5 Biết không phát sinh ra đột biến mới ở tất cả các thành viên trong phả hệ. Xác suất đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng III 10 – III 11 không mang allele lặn gây bệnh máu khó đông là A. 1 8 . B. 3 8 . C. 1 3 . D. 3 4 . Câu 18. Gene mã hoá các yếu tố đông máu có thể nằm ở vùng nào của NST X? A. 9. B. 8. C. 10. D. 7. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Kiểu gene Enzyme Đặc điểm của hạt Sbe1 Sgr RR/Rr + YY/Yy Có Có Hạt vàng, trơn rr + YY/Yy Khôn g Có Hạt vàng, nhăn RR/Rr + yy Có Khôn g Hạt xanh, trơn rr + yy Khôn g Khôn g Hạt xanh, nhăn Câu 1. Nhờ sự tiến bộ của khoa học, các tính trạng trong nghiên cứu của Mendel đã được làm rõ cơ chế hóa sinh. Cơ chế của các tính trạng hình dạng hạt và màu hạt được minh họa trong bảng bên. Biết hình dạng hạt do tác dụng của enzyme Sbe1 (chuyển amylose thành amylopectin làm hạt trơn) và Sgr (chuyển diệp lục thành sắc tố vàng). Khả năng mã hóa các enzyme Sbe1 và Sgr của các kiểu gene khác nhau được thể hiện trong bảng (dấu "/" nghĩa là "hoặc"). a) Hạt có kiểu gene yy sẽ có màu vàng do có enzyme Sgr đã phân huỷ diệp lục. b) Cây đậu Hà lan mọc từ hạt vàng, trơn thì cho quả chứa toàn các hạt vàng, trơn. c) Kiểu gene RrYy và Rryy cùng có ít nhất một allele R (tạo Sbe1) nên đều quy định kiểu hình hạt trơn. d) Allele Y mã hóa enzyme Sgr, enzyme này xúc tác cho quá trình chuyển hoá diệp lục thành sắc tố vàng làm hạt có màu vàng. Các chỉ số Trạng thái Người bình thường Người luyện tập thể thao Nhịp tim (số lần/phút) Lúc nghỉ ngơi 75 60 Lúc lao động nặng 100 65 Lượng máu tâm thất trái bơm được (ml/lần) Lúc nghỉ ngơi 60 75 Lúc lao động nặng 75 190 Câu 2. Bảng bên cho biết khả năng làm việc của tim ở người bình thường và người luyện tập thể thao lâu năm: Để so sánh hiệu quả làm việc của tim, người ta dựa vào cung lượng tim (Q), chỉ số này được tính bằng công thức: Q (Cung lượng tim) = Số nhịp tim trong 1 phút (f) × Lượng máu tâm thất trái bơm được mỗi nhịp (Qs). a) Ở trạng thái nghỉ ngơi, tim của người bình thường làm việc nhiều hơn tim của người luyện tập thể thao. b) Việc luyện tập thể thao lâu năm giúp tăng cường cung lượng tim khi ở trạng thái nghỉ ngơi. c) Khi lao động nặng, tim của người luyện tập thể thao lâu năm làm việc hiệu quả hơn so với tim người bình thường khoảng 60,7%. d) Để gia tăng cung lượng tim tức thời đáp ứng cho hoạt động mạnh, người bình thường gia tăng chỉ số f còn người tập thể thao hướng đến việc tăng chỉ số Qs. Câu 3. Chuột chân trắng Peromyscus leucopus là vật chủ mang virus Hanta. Nếu hít phải không khí có nhiễm chất thải của loài chuột này, con người có thể mắc hội chứng phổi Hantavirus. Đây là hội chứng có thể gây tử vong cho người với các triệu chứng: sốt, ho, đau cơ, nhức đầu, thở dốc, hôn mê do suy hô hấp cấp. Các hình bên mô tả sự thay đổi của một số yếu tố môi trường và mật độ chuột chân trắng từ năm 1989 đến năm 1993 ở vùng Tây Nam Hoa Kỳ. a) Khó có thể dự đoán trước sự bùng phát của hội chứng phổi Hantavirus. b) Sinh khối thực vật phụ thuộc nhiều vào lượng mưa mùa xuân.