Nội dung text CHỦ ĐỀ 1. LIPID (File HS).docx
CHƯƠNG 9: LIPID – CARBOHYDRATE – PROTEIN – POLYMER CHỦ ĐỀ 1: LIPID A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I.LIPID Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không tan trong nước, nhưng tan được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hoả,... Một số loại lipid: chất béo (a) và sáp (b) Lipid gồm là chất béo (dầu thực vật và mỡ động vật), sáp (bề mặt lá, thân cây, trái cây của nhiều loại thực vật và da, lông của một số loại động vật),... II. CHẤT BÉO 1. Khái niệm: Chất béo là triester của glycerol với các acid béo. - Glycerol: C 3 H 5 (OH) 3 . - Acid béo là các acid hữu cơ có công thức chung R-COOH, với R thường là -C 15 H 31 , -C 17 H 35 , -C 17 H 33 , - C 17 H 31 ,... và thường có mạch carbon dài, không phân nhánh. => Công thức chung là (RCOO) 3 C 3 H 5 (R có thể giống hoặc khác nhau) Acid béo Chất béo C 15 H 31 COOH: palmitic acid acid béo C 17 H 35 COOH: stearic acid no C 17 H 33 COOH: oleic acid acid béo C 17 H 31 COOH: linoleic acid không no (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 : Tripalmitin chất béo (C 17 H 35 COO) 3 C 3 H 5 : Tristearin no (rắn) (C 17 H 33 COO) 3 C 3 H 5 : Triolein chất béo (C 17 H 31 COO) 3 C 3 H 5 : Trilinolein không no (lỏng) 2.Tính chất vật lí Chất lỏng như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu cá,...; chất rắn như các loại mỡ động vật, bơ,... Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước và tan trong một số dung môi hữu cơ như benzene, xăng, dầu hỏa... 3.Tính chất hoá học Bị thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiềm (NaOH, KOH) tạo muối Na (hoặc K) của acid béo và glycerol. Ví dụ: (RCOO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH ot 3RCOONa + C 3 H 5 (OH) 3 (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 +3NaOH ot 3 C 15 H 31 COONa + C 3 H 5 (OH) 3 Tripalmitin sodium palmitate =>Muối Na (hoặc K) của các acid béo được sử dụng làm xà phòng nên loại phản ứng này có tên là phản ứng xà phòng hoá. 4. Ứng dụng Chất béo là một trong các thực phẩm thiết yếu của con người, đưực sử dụng dưới dạng dầu thực vật (như dầu hướng dương, đậu nành, lạc,...), mỡ động vật (như mỡ lợn, bò, cá,...), bơ hoặc một số loại hạt (lạc, vừng, hạnh nhân, óc chó,...). Chất béo còn được dùng trong công nghiệp mĩ phẩm (chất làm mềm, dưỡng ẩm,...), dược phẩm, nhiên liệu (dầu diesel sinh học), nguyên liệu (sản xuất xà phòng),... 5. Sử dụng chất béo đúng cách để hạn chế béo phì
Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức trong cơ thể. Béo phì có thể gây ra các vấn đề trầm trọng đến sức khoẻ, là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau như bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hoá khớp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, bệnh ung thư,... Một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì là do chế độ ăn uống quá nhiều chất béo. Để hạn chế bệnh béo phì và các bệnh liên quan, trong chế độ ăn uống cần lưu ý lựa chọn thực phẩm có lượng chất béo phù hợp, ưu tiên sử dụng các chất béo có nguồn gốc thực vật, chất béo giàu omega-3 (có trong các loại cá, hải sản), hạn chế sử dụng các chất béo có nguồn gốc động vật (mỡ lợn, mỡ bò,...), các loại bơ nhân tạo, các thức ăn có chứa chất béo đã qua chế biến ở nhiệt độ cao (thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng),... B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1 (SGK-KNTT). Đặc trưng tính chất vật lí của lipid là gì? Câu 2 (SGK-KNTT). Có những loại lipid điển hình nào và vai trò chính của mỗi loại ở sinh vật là gì? Câu 3 (SGK – KNTT). Em hãy tìm hiểu và trình bày về cách làm xà phòng từ dầu ăn, mỡ thừa sau khi sử dụng. Câu 4 (SGK – KNTT). Chúng ta biết rằng chất béo được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, từ thực phẩm đến mĩ phẩm và cả dược phẩm. Em hãy tìm hiểu qua sách báo, internet, sau đó thảo luận nhóm và liệt kê ra 3 sản phẩm có chứa chất béo. Giải thích tại sao chất béo lại có trong thành phần các sản phẩm đó. Câu 5 (SGK – CTST): Hãy liệt kê một số thực phẩm cung cấp lipid cho con người. Câu 6 (SGK – CTST): Hãy cho biết một số chất béo thường gặp trong tự nhiên. Câu 7 (SGK – CTST): Quan sát hình bên dưới hãy so sánh khả năng tan trong nước và xăng của dầu ăn. Câu 8 (SGK – CTST): Theo em, khi đun nóng (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 (tripalmitin) với dung dịch NaOH trong điểu kiện thích hợp sẽ thu được những sản phẩm gì? Câu 9 (SGK – CTST): Vì sao cần phải đảm bảo đủ lượng lipid cho cơ thể? Câu 10 (SGK – CTST): Chất béo được sử dụng như thế nào trong đời sống, sản xuất? Câu 11 (SGK – CTST): Em hãy liệt kê thêm một số sản phẩm trong đời sống được chế biến từ chất béo. Câu 12 (SGK – CTST): Theo em, nên sử dụng chất béo như thế nào cho phù hợp trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì. Câu 13 (SGK – CD): Viết công thức cấu tạo của một loại chất béo được tạo thành từ oleic acid (C 17 H 33 COOH) và glycerol. Câu 14 (SGK – CD): Viết phương trình hoá học của phản ứng xà phòng hoá xày ra khi đun nóng dung dịch NaOH với chất béo sau:
C17H33COOCH2 C17H35COOCH C17H35COOCH2 Câu 15 (SGK – CD). Kể tên một số loại thực phẩm có chứa chất béo được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Câu 16 (SGK – CD). Theo khuyến nghị, trong độ tuổi từ 15 đến 19, nhu cầu chất béo hằng ngày đối với nam là 63 - 94 g, đối với nữ là 53 - 79 g. Hãy tính tồng lượng chất béo cấn thiết cho bản thân trong một tháng (30 ngày). Câu 17 (SBT – KNTT). Em hãy đề xuất một số biện pháp sử dụng chất béo trong việc ăn uống hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh, tránh được bệnh béo phì. Câu 18 (SBT – CTST). Hãy trình bày một số biện pháp sử dụng chất béo trong chế độ ăn hằng ngày để giữ sức khoẻ tốt. Câu 19 (SBT – CTST). Hoàn thành các câu sau đây bằng cách điền những từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. (a) Chất béo có thành phần nguyên tố gồm (1) ..., nên chất béo thuộc loại (2)... (b) Chất béo (3)... được trong nước nhưng (4)... được trong xăng, dầu hoả. (c) Khi đun nóng chất béo với dung dịch sodium hydroxide sẽ thu được (5)... và (6)... (d) Lipid là những hợp chất hữu cơ phức tạp, gồm những chất: (7)... (e) Lipid cung cấp và tích luỹ (8)... cho cơ thể, lipid hoà tan được các vitamin (9)... (g) Một số quốc gia (Hoa Kì, úc, ...) tái chế dầu thực vật đã qua sử dụng để (10)… Câu 20 (SBT – CTST). X là chất béo đơn giản có khối lượng phân tử bằng 806 amu. Hãy viết công thức cấu tạo thu gọn của X và liệt kê một số loại chất béo trong tự nhiên có chứa X. Câu 21 (SBT – CTST). Y là một loại chất béo ở thể rắn, dạng kết tinh, màu trắng, có khối lượng phân tử bằng 890 amu. Tìm hiểu qua tài liệu học tập, em hãy cho biết Y có thể điều chế từ acid béo nào và nêu một số ứng dụng quan trọng của Y. Câu 22 (SBT – CD). Khi đun nóng một triester của glycerol với acid béo trong dung dịch NaOH người ta thu được glycerol và hồn hợp hai muối có công thức Ci 7 H 35 COONa và C 17 H 33 COONa với tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1. Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của triester trên. Câu 23 (SBT – KNTT). Để tác dụng hết với lượng chất béo có trong 500 g dầu dừa, người ta cần vừa đủ 90 g NaOH. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%, tính khối lượng glycerol và xà phòng thu được từ quá trình này. Câu 24 (SBT – CTST). Hãy giới thiệu một số chất béo có thể dùng để sản xuất xà phòng mà em biết. Để tạo ra 306 g xà phòng thì cần tối thiểu bao nhiêu gam tristearin và bao nhiêu gam NaOH? Biết hiệu suất của phản ứng đạt 95%. Câu 25 (SBT – CTST). Potassium stearate được sử dụng chủ yếu trong mĩ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da,... Một cơ sở sản xuất dùng 1,78 tấn chất béo thì sẽ sản xuất được bao nhiêu tấn potassium stearate? Biết hiệu suất của quá trình này đạt 60%. Câu 26 (SBT – CD). Một triester của glycerol có công thức cấu tạo như sau: C17H33COOCH2 C17H35COOCH C15H31COOCH2 a)Viết phương trình hoá học của phản ứng xà phòng hoá triester trên bằng dung dịch NaOH. b)Tính khối lượng hỗn hợp muối tạo thành khi 1 mol triester trên phản ứng hết với dung dịch NaOH. PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC 1: NHẬN BIẾT Câu 1 (SBT – KNTT). Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, ...(1)... trong nước,
...(2)... được trong một số dung môi hữu cơ như: xăng, dầu hoả,... Các cụm từ phù hợp với các khoảng trống (1) và (2) lần lượt là: A. "không tan" và "nhưng tan". B. "tan" và "nhưng không tan". C."không tan" và "cũng không tan". D."tan"và "đồng thời tan". Câu 2 (SBT – KNTT). Chất béo là các triester (loại ester chứa 3 nhóm -COO- trong phân tử) của A. glycerol và acid béo. B. ethanol và acid béo. C. glycerol và hydrocarbon. D. ethanol và hydrocarbon. Câu 3 (SBT – KNTT). Chất béo dạng lỏng thường là A. dầu thực vật. B. mỡ động vật. C. bơ nhân tạo. D. bơ tự nhiên. Câu 4 (SBT – KNTT). Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng A. oxi hoá. B. hydrogen hoá. C. xà phòng hoá. D. hydrate hoá. Câu 5 (SBT – CTST). Mẫu chất nào sau đây không chứa chất béo? A. Dầu dừa. B. Mỡ gà. C. Dầu hoả. D. Mỡ lợn. Câu 6 (SBT – CD). Lipid là hợp chất hữu cơ A. có trong động vật và không có trong thực vật. B. có trong thực vật và không có trong động vật. C. không có trong động vật, thực vật. D. có trong động vật và thực vật. Câu 7 (SBT – CD). Lipid tan được trong A. nước và xăng. B. dung dịch muối ăn và dầu hoả. C. xăng, dầu hoả, benzene. D. nước và benzene. Câu 8 (SBT – CD). Trong số các loại hạt ngô, đậu xanh, lạc (đậu phông), gạo, loại chứa nhiều chất béo nhất là A. lạc. B. ngô. C. gạo. D. đậu xanh. Câu 9 (SBT – CD). Chất béo có công thức tổng quát là A. (R) 3 COOC 3 H 5 . B. (RCOO) 3 C 3 H 5 C. RCOO(C 3 H 5 ) 3 . D. R(COOC 3 H 5 ) 3 Câu 10. Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng ...........................ester trong môi trường.............tạo ra glycerol và các muối của acid béo. Từ cần điền vào câu trên lần lượt là: A. trung hoà, acid. B. trung hoà, base. C. thuỷ phân, base. D. thuỷ phân, acid. Câu 11. Chất béo ................tan trong nước nhưng ............................trong benzene, dầu hỏa. Từ cần điền vào câu trên lần lượt là: A. tan; không tan. B. không tan; tan. C. tan; tan. D. không tan; không tan. Câu 12. Dầu thực vật có thành phần chính là chất béo. Các nguyên tố có trong chất béo là: A. C, H. B. C, H, O. C. C, H, O và N D. C, H, N. Câu 13. Loại dầu nào sau đây không phải là chất béo? A. Dầu lạc (đậu phộng). B. Dầu vừng (mè). C. Dầu dừa. D. Dầu luyn. Câu 14. Trong các dầu dưới đây, dầu nào không chứa ester của acid béo và glycerol? A. Dầu lạc (đậu phộng). B. Dầu đậu nành, C. Dầu dừa. D. Dầu mỏ. Câu 15. Tính chất vật lí chung của chất béo là A. ít tan trong nước và nhẹ hơn nước. D. dễ tan trong nước và nhẹ hơn nước. C. ít tan trong nước và nặng hơn nước. D. dễ tan trong nước và nặng hơn nước. MỨC 2: THÔNG HIỂU