PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ GK TÂM THẦN Y19AB.pdf

TP6 gangs ĐỀ THI GK LÝ THUYẾT TÂM THẦN Y19AB CÂU 1: Cho các phát biểu sau: 1. Giai đoạn hưng cảm nhẹ có thể có triệu chứng loạn thần 2. Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân nói nhiều, ngủ nhiều và có nhiều ý tưởng 3. Trong giai đoạn hưng cảm nhẹ, cá nhân không bị suy giảm sinh hoạt rõ rệt 4. Để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực II theo DSM-5, bệnh nhân cần có ít nhất 1 giai đoạn hưng cảm và ít nhất 1 giai đoạn trầm cảm chủ yếu Hãy lựa chọn phát biểu ĐÚNG: A. 3 đúng B. 4 đúng C. 2 và 3 đúng D. 3 và 4 đúng E. Tất cả đều đúng CÂU 2: Theo DSM-5, tiêu chuẩn A của bệnh tâm thần phân liệt gồm các nhóm triệu chứng: A. 5 nhóm: hoang tưởng, ảo giác, lời nói vô tổ chức, hành vi vô tổ chức/hành vi căng trương lực, triệu chứng âm tính B. 3 nhóm: hoang tưởng, ảo giác, lời nói vô tổ chức C. 5 nhóm: hoang tưởng, ảo giác, tư duy phi tán, hành vi vô tổ chức/hành vi căng trương lực, triệu chứng âm tính D. 4 nhóm: hoang tưởng, ảo giác, lời nói vô tổ chức, hành vi vô tổ chức/hành vi căng trương lực CÂU 3: Thời gian của một giai đoạn hưng cảm nhẹ (hypomanic episode) theo DSM-5 ít nhất là: A. 3 ngày B. 4 ngày C. 7 ngày D. 14 ngày CÂU 4: Theo DSM-5, thời gian xuất hiện triệu chứng về cảm xúc và hành vi của rối loạn thích ứng/thích nghi (adjustment disorders) là: A. trong vòng 3 tháng kể từ sự kiện/yếu tố gây căng thẳng (stressors) B. trong vòng 1 tháng kể từ sự kiện/yếu tố gây căng thẳng (stressors) C. trong vòng 2 tuần kể từ sự kiện/yếu tố gây căng thẳng (stressors) D. Tất cả đều sai CÂU 5: Về rối loạn lo âu xã hội, câu nào đúng nhất: A. Nỗi sợ hãi hoặc lo lắng tột độ trong tình huống xã hội mà cá nhân nghĩ rằng mọi người sẽ chỉ trích và đánh giá tiêu cực về mình.
TP6 gangs B. Cá nhân mô tả bản thân sợ hãi con người và không muốn tiếp xúc người xung quanh C. Thời gian của rối loạn kéo dài ít nhất 3 tháng D. Cá nhân sợ hãi hoặc lo lắng tột độ về việc mọi người xung quanh có ý đồ xấu và làm hại mình. E. Tất cả đều sai CÂU 6: Thời gian của bệnh rối loạn hoang tưởng (dai dẳng) theo DSM-5 là: A. 6 tháng B. 3 tháng C. 1 tháng D. 2 tuần CÂU 7: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG: A. Ở người trưởng thành, thời gian của rối loạn trầm cảm dai dẳng (persistence depressive disorder) kéo dài ít nhất 12 tháng. B. Trong rối loạn khí sắc chu kỳ (cyclothymic disorder), bệnh nhân trải qua xen kẽ giai đoạn hưng cảm nhẹ và giai đoạn trầm cảm chủ yếu ít nhất 2 năm. C. Khi chẩn đoán rối loạn trầm cảm chủ yếu, ta nên chú ý loại trừ thật kỹ các bệnh lý nhóm loạn thần, cũng như các chất/thuốc hay bệnh cơ thể có thể gây ra biểu hiện trầm cảm. D. Việc chẩn đoán rối loạn lưỡng cực I theo DSM-5 đòi hỏi bệnh nhân không bao giờ trải qua giai đoạn trầm cảm chủ yếu trước đây. CÂU 8: Về giai đoạn hưng cảm (mania episode), câu nàu sau đây ĐÚNG: A. Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân không thể có triệu chứng loạn thần như hoang tưởng hay ảo giác. B. Trong giai đoạn hưng cảm, cảm xúc của bệnh nhân lúc vui vẻ lúc buồn bã vô cớ. C. Bệnh nhân hưng cảm thường có triệu chứng mất ngủ D. Tiêu chuẩn B của giai đoạn hưng cảm được thỏa (theo DSM-5) khi bệnh nhân có ít nhất 4/7 triệu chứng nếu khí sắc của bệnh nhân là cáu kỉnh. E. Tất cả đều sai CÂU 9: Triệu chứng nào KHÔNG thuộc tiêu chuẩn B của giai đoạn hưng cảm theo DSM-5: A. Nhiều năng lượng và than phiền mất ngủ B. Tham gia nhiều hoạt động có khả năng cao gây ra hậu quả C. Nói nhiều, áp lực buộc phải nói chuyện D. Gia tăng các hoạt động có mục đích CÂU 10: Thời gian của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu (major depressive episode) theo DSM-5 ít nhất là:
TP6 gangs A. 1 tuần B. 2 tuần C. 3 tuần D. 4 tuần CÂU 11: Chín (9) triệu chứng của giai đoạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5 bao gồm: A. Buồn, khí sắc trầm ; Mất hứng thú ; Ngủ ít hoặc ngủ nhiều ; Giảm hoặc tăng ngon miệng ; Mệt mỏi ; Giảm tập trung ; Tâm thần vận động kích thích hoặc chậm chạp ; Cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng quá mức ; Ý nghĩ tự sát B. Buồn, khí sắc trầm ; Mất hứng thú ; Ngủ ít hoặc ngủ nhiều; Giảm hoặc tăng ngon miệng; Mệt mỏi ; Giảm tập trung ; Tâm thần vận động kích thích hoặc chậm chạp ; Hoang tưởng tội lỗi ; Ý nghĩ tự sát C. Buồn, khí sắc trầm ; Mất hứng thú ; Ngủ ít ; Giảm ngon miệng ; Mệt mỏi ; Giảm tập trung ; Tâm thần vận động kích thích hoặc chậm chạp ; Cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng quá mức ; Suy nghĩ bi quan D. Buồn, khí sắc trầm ; Mất hứng thú ; Ngủ ít hoặc ngủ nhiều ; Giảm hoặc tăng ngon miệng ; Mệt mỏi ; Giảm tập trung ; Tâm thần vận động kích thích hoặc chậm chạp ; Cảm giác tội lỗi hoặc vô dụng quá mức ; Suy nghĩ bi quan CÂU 12: Thời gian của một giai đoạn hưng cảm (manic episode) theo DSM-5 ít nhất là: A. 3 ngày B. 4 ngày C. 7 ngày D. 14 ngày CÂU 13: Cho các phát biểu sau: 1. Rối loạn điều hòa cảm xúc bùng nổ thường gặp ở trẻ vị thành niên. Biểu hiện bằng những cơn bùng nổ thường xuyên về hành vi (bạo lực với người xung quanh, động vật) và lời nói (la hét, quát tháo) khi phải đối mặt với những điều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày 2. Một giai đoạn trầm cảm chủ yếu cần có ít nhất 1 trong 2 biểu hiện sau: khí sắc trầm hoặc mất hứng thú/niềm vui 3. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn trầm cảm chủ yếu vẫn có thể trải qua giai đoạn hưng cảm nhẹ 4. Rối loạn cảm xúc tiền kinh nguyệt là tình trạng rối loạn cảm xúc (cảm xúc không ổn định, cảm xúc cáu gắt, dễ nổi giận, trầm cảm hoặc lo âu) liên quan đến chu kì kinh nguyệt, xảy ra trong 1 tuần trước khi hành kinh và hồi phục vài ngày sau hành kinh, thường hết hẳn sau 1 tuần hành kinh Hãy lựa chọn phát biểu ĐÚNG: A. 2 đúng
TP6 gangs B. 2 và 4 đúng C. 3 và 4 đúng D. 1, 2 và 3 đúng E. Tất cả đều đúng CÂU 14: Cơn hoảng loạn (theo DSM-5) gồm triệu chứng: A. 12 triệu chứng: 9 triệu chứng cơ thể và 3 triệu chứng tâm trí B. 12 triệu chứng: 10 triệu chứng cơ thể và 2 triệu chứng tâm trí C. 13 triệu chứng: 9 triệu chứng cơ thể và 4 triệu chứng tâm trí D. 13 triệu chứng: 10 triệu chứng cơ thể và 3 triệu chứng tâm trí CÂU 15: Thời gian của rối loạn loạn thần ngắn theo DSM-5 là: A. Dưới 3 ngày B. Dưới 1 tuần C. Dưới 2 tuần D. Dưới 1 tháng E. Tất cả đều sai CÂU 16: Theo DSM-5, rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) gồm các nhóm triệu chứng: A. 4 nhóm: triệu chứng thâm nhập, triệu chứng tránh né, sự thay đổi tiêu cực về nhận thức và cảm xúc, triệu chứng tăng hoạt hóa B. 5 nhóm: triệu chứng thâm nhập, triệu chứng tránh né, triệu chứng phân ly, sự thay đổi tiêu cực về nhận thức và cảm xúc, triệu chứng tăng hoạt hóa C. 4 nhóm: triệu chứng thâm nhập, triệu chứng tránh né, sự thay đổi tiêu cực về nhận thức và cảm xúc, triệu chứng giảm hoạt hóa D. 5 nhóm: triệu chứng thâm nhập, triệu chứng tránh né, triệu chứng loạn thần, sự thay đổi tiêu cực về nhận thức và cảm xúc, triệu chứng tăng hoạt hóa CÂU 17: Thời gian của bệnh tâm thần phân liệt theo DSM-5 là: A. 3 tháng B. 6 tháng C. 12 tháng D. 2 năm CÂU 18: Đặc điểm nào ÍT giúp phân biệt giai đoạn trầm cảm chủ yếu và cảm xúc buồn bã thường gặp trong cuộc sống: A. Thời gian của cảm xúc buồn B. Sự đau khổ hoặc suy giảm chức năng sinh hoạt C. Biểu hiện loạn thần D. Nỗi buồn cụ thể và rõ ràng

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.