Nội dung text Bài 5. Công nghiệp silicate.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHUYÊN ĐỀ 2: TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ BÀI 5: CÔNG NGHIỆP SILICATE I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, gốm, xi măng. - Trình bày được phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên nói chung và trong tự nhiên Việt Nam nói riêng. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Đọc SGK và tài liệu tham khảo, chủ động tìm hiểu khái niệm mới, rèn luyện kĩ năng mới và tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm/lớp, báo cáo kết quả,… trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức bài học để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề của cuộc sống hàng ngày có liên quan. Năng lực hóa học: - Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, gốm, xi măng. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được phương pháp sản xuất các loại vật liệu trên từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên nói chung và trong tự nhiên Việt Nam nói riêng. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực tiếp nhận kiến thức mới, tích cực giải quyết các vấn đề được nêu trong bài giảng hoặc trong hoạt động.
2 - Trách nhiệm: Nhận thức đầy đủ trách nhiệm trong các hoạt động và hoàn thành hoạt động theo đúng thời gian và yêu cầu. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học, tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. b. Nội dung: HS nhớ lại một số kiến thức về đại cương kim loại. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số kiến thức liên quan đến đại cương kim loại. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, cuối cùng xác định từ chìa khóa. Câu 1. Ngành thực hiện các hoạt động thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng, công trình, nhà ở. Câu 2. Tên một loại chất kết dính thủy lực, được dùng làm vật liệu xây dựng.
3 Câu 3. Tên loại cát có thành phần chính là SiO 2 , còn gọi là cát thạch anh. Câu 4. Tên loại đồ dùng để đựng cơm và thức ăn của người Việt. Câu 5. Tên loại hợp chất tạo bởi một nguyên tố oxygen. Câu 6. Tên loại vật liệu trong suốt, tương đối cứng nhưng giòn và dễ vỡ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định - GV dẫn dắt HS vào bài học: Đất sét là nguyên liệu chính của công nghiệp silicate, tiếp đến là cát trắng (cát thạch anh), đá vôi, thạch cao. Để biết các quy trình sản xuất thủy tinh, gốm, xi măng – sản phẩm của công nghiệp silicate, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 5: Công nghiệp silicate. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thủy tinh a. Mục tiêu: Nêu được thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, đồng thời trình bày được phương pháp sản xuất thủy tinh từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK để trả lời câu hỏi của GV.
4 c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh, đồng thời trình bày được phương pháp sản xuất thủy tinh từ nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trong SCĐ và cho biết: Thành phần hóa học của thủy tinh là gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình sau. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tiễn, trả lời Câu hỏi 1: Khi sử dụng đồ thủy tinh cần lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn? - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong SCĐ và thuyết trình về câu hỏi 2: Tìm hiểu và trình bày về quy trình sản xuất thủy tinh ở Việt Nam. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình, nghiên cứu thông tin trong sách và trả lời câu hỏi của GV. I. Thủy tinh 1. Thành phần hóa học và tính chất cơ bản của thủy tinh - Khái niệm: Thủy tinh là chất rắn vô định hình, không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi đun nóng, thủy tinh mềm dần và hóa thành chất lỏng có độ nhớt cao. - Thành phần hóa học: Khoảng 75% silicon dioxide, còn lại là sodium oxide, calcium oxide và phụ gia khác. - Tính chất: Thủy tinh thông thường trong suốt, dễ tạo hình, khả năng chịu lực và chịu nhiệt kém. - Ứng dụng: Dùng làm kính cửa sổ, chai, hộp đựng thực phẩm, đồ uống, bóng đèn,… 2. Sản xuất thủy tinh - Chuẩn bị nguyên liệu: Silica ở dạng cát trắng, thạch anh, mảnh vụn thủy tinh; chất tẩy màu; soda, đá vôi được nghiền riêng và phối trộn theo tỉ lệ thích hợp cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất. Vai trò