Nội dung text Chuyên Đề 32 - NÊU VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG THÍ NGHIỆM - Hoàng Linh.docx
Tên Giáo Viên Soạn: NGUYỄN THỊ HOÀNG LINH – 0905129897 Page 1 ========================================= Tên Chuyên Đề: NÊU VÀ GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG THÍ NGHIỆM Phần A: Lí Thuyết 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học. * Để nêu được hiện tượng của các thí nghiệm và viết được phương trình hóa học, học sinh cần: - Nắm rõ tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã được học. - Hiểu về bản chất của phản ứng với từng trường hợp cụ thể. - Nêu được hiện tượng xảy ra khi cho chất A tác dụng với chất B về: màu sắc, mùi, chất kết tủa, chất khí ... - Sau khi nêu được hiện tượng xảy ra ta cần viết được phương trình hóa học cụ thể để giải thích cho hiện tượng đó. 2. Giải thích hiện tượng thực tế Bài tập nói về các hiện tượng trong tự nhiên, yêu cầu ta phải vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng đó thông qua việc học và hiểu về tính chất của chất. Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng Câu 1: Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học (nếu có) cho mỗi thí nghiệm sau: a. Cho đinh sắt vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . b. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có pha một lượng nhỏ phenolphthalein c. Dùng xô, chậu nhôm để đựng nước vôi. d. Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl sau đó thêm dung dịch KOH dư vào và để ngoài không khí. Hướng dẫn giải a. Cho đinh sắt vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . - Hiện tượng: Đinh sắt tan dần, dung dịch màu xanh nhạt màu dần, xuất hiện màng màu đỏ bám trên đinh sắt. - Phương trình hóa học: Fe + Cu (NO 3 ) 2 → Cu + Fe (NO 3 ) 2 b. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có pha một lượng nhỏ phenolphtalein. - Hiện tượng: dung dịch NaOH có pha 1 lượng nhỏ phenolphtalein có màu hồng + Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch trên thì màu hồng nhạt dần sau chuyển thành dung dịch không màu.
Tên Giáo Viên Soạn: NGUYỄN THỊ HOÀNG LINH – 0905129897 Page 2 - Phương trình hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H 2 O c. Dùng xô, chậu nhôm để đựng nước vôi. - Hiện tượng: xuất hiện bọt khí, sau 1 thời gian xô chậu bằng nhôm sẽ bị thủng (phá hủy) - Phương trình hóa học: Al 2 O 3 + Ca(OH) 2 → Ca(AlO 2 ) 2 + H 2 O 2Al + Ca(OH) 2 + 2H 2 O → Ca(AlO 2 ) 2 + 3H 2 ↑ d. Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl sau đó thêm dung dịch KOH dư vào và để ngoài không khí. - Hiện tượng: Mẫu Fe tan dần vào dung dịch HCl, thu được dung dịch trong suốt, có khí không màu thoát ra. Khi nhỏ dung dịch KOH vào dung dịch thu được thì xuất hiện kết tủa trắng xanh, để lâu ngoài không khí kết tủa chuyển dần sang màu nâu đỏ. - Phương trình hóa học: Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 ↑ (có khí thoát ra) FeCl 2 + 2KOH → Fe(OH) 2 ↓+ 2KCl (có kết tủa trắng xanh) Có thể có phản ứng: KOH + HCl dư → KCl + H 2 O 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O → 4Fe(OH) 3 ↓ (kết tủa chuyển màu nâu đỏ) Câu 2: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học (nếu có) trong các trường hợp sau: a. Cho kim loại barium vào dung dịch sodium hydrogensulfate b. Đun nhẹ dung dịch HCl đặc với KMnO 4 , khí tạo thành dẫn vào bình chứa dung dịch NaOH có sẵn phenolphtalein. Hướng dẫn giải a. Hiện tượng xảy ra: đồng thời xuất hiện kết tủa trắng và có khí không màu, không mùi bay lên. - Sau đó kết tủa đạt cực đại không tăng thêm nhưng vẫn có khí thoát ra (nếu Ba dư). Phản ứng hóa học xảy ra: Ba + 2NaHSO 4 BaSO 4 ↓ + Na 2 SO 4 + H 2 ↑ Ba + 2H 2 O Ba(OH) 2 + H 2 ↑ b. Hiện tượng xảy ra: Có khí màu vàng lục thoát ra từ bình chứa KMnO 4 , dẫn khí này qua dung dịch NaOH có pha sẵn phenolphtalein thì thấy màu hồng của phenolphtalein bị nhạt dần. (Khí màu vàng lục là khí Cl 2 lẫn hơi nước và HCl)
Tên Giáo Viên Soạn: NGUYỄN THỊ HOÀNG LINH – 0905129897 Page 3 Phản ứng hóa học xảy ra: 2KMnO 4 + 16HCl (đặc) ot 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 ↑ + 8H 2 O HCl + NaOH NaCl + H 2 O Cl 2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H 2 O Nếu NaOH hết xảy ra thêm phản ứng: Cl 2 + H 2 O HClO + HCl Khi đó dung dịch phenolphtalein mất màu hoàn toàn. Câu 3: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi : a. Sục khí CO 2 từ từ vào dung dịch nước vôi trong. b. Cho từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 . c. Cho từ từ dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 vào dung dịch KOH. Hướng dẫn giải a. Kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần sau đó tan dần. CO 2 + Ca(OH) 2 CaCO 3 + H 2 O CO 2 + H 2 O + CaCO 3 Ca(HCO 3 ) 2 b. Kết tủa xuất hiện, kết tủa tăng dần, sau đó tan dần. 6KOH + Al 2 (SO 4 ) 3 2Al(OH) 3 + 3K 2 SO 4 KOH + Al(OH) 3 KAlO 2 + 2H 2 O c. Kết tủa xuất hiện rồi tan ngay, lại xuất hiện rồi lại tan ngay, lâu sau kết tủa không tan nữa và tăng dần. Al 2 (SO 4 ) 3 + 6KOH 2Al(OH) 3 + 3K 2 SO 4 KOH + Al(OH) 3 KAlO 2 + 2H 2 O Câu 4: Cho 100ml nước vào cốc thuỷ tinh. Sau đó cho thêm 40 gam muối ăn vào khuấy đều cho đến khi còn một ít muối không tan, lắng xuống đáy. Sau đó đun nhẹ, thấy toàn bộ muối trong cốc đều tan. Để nguội dung dịch đến nhiệt độ phòng thì thấy muối kết tinh trở lại. Giải thích hiện tượng nêu trên. Hướng dẫn giải Hoà tan dư NaCl tạo ra dung dịch bão hoà, phần không tan được sẽ lắng xuống. Khi tăng nhiệt độ độ tan của muối tăng nên NaCl tan thêm. Khi giảm nhiệt độ độ tan của muối giảm nên phần không tan được kết tinh trở lại. Câu 5: Những khí thải (CO 2 , SO 2 …) trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Em hãy đề
Tên Giáo Viên Soạn: NGUYỄN THỊ HOÀNG LINH – 0905129897 Page 4 nghị biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép. Hướng dẫn giải + Khí CO 2 , SO 2 … gây ô nhiểm không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, độc hại cho động vật, thực vật. + những khí thải này khi gặp mưa sẽ nhanh chóng tạo thành H 2 CO 3 , H 2 SO 3 làm cho nồng độ axit trong nước mưa cao hơn mức bình thường, rất có hại cho môi trường: SO 2 + H 2 O H 2 SO 3 CO 2 + H 2 O H 2 CO 3 + Biện pháp chống ô nhiễm môi trường: xây dựng hệ thống xử lí khí thải độc hại trước khi thải ra ngoài không khí (cho khí thải đi qua dung dịch kiềm như NaOH, Ca(OH) 2 , hai khí SO 2 , CO 2 bị giữ lại). Trồng nhiều cây xanh để hấp thụ khí CO 2 . Câu 6: Em hãy dùng các phương trình hóa học để giải thích vì sao không được bón chung các loại phân đạm: NH 4 NO 3 , (NH 4 ) 2 SO 4 và CO(NH 2 ) 2 với vôi hoặc tro bếp (chứa K 2 CO 3 ). Biết rằng trong nước, CO(NH 2 ) 2 chuyển hóa thành (NH 4 ) 2 CO 3 . Hướng dẫn giải * Nếu bón chung với vôi thì : 2NH 4 NO 3 + Ca(OH) 2 Ca(NO 3 ) 2 + 2NH 3 + 2H 2 O (NH 4 ) 2 SO 4 + Ca(OH) 2 CaSO 4 + 2NH 3 + 2H 2 O (NH 4 ) 2 CO 3 + Ca(OH) 2 CaCO 3 + 2NH 3 + 2H 2 O * Nếu bón chung với tro bếp ( chứa K 2 CO 3 ) 2NH 4 NO 3 + K 2 CO 3 2KNO 3 + H 2 O + CO 2 + 2NH 3 (NH 4 ) 2 SO 4 + K 2 CO 3 K 2 SO 4 + H 2 O + CO 2 + 2NH 3 (NH 4 ) 2 CO 3 + K 2 CO 3 2KHCO 3 + 2NH 3 Như vậy bón chung phân đạm với vôi hoặc tro bếp thì luôn bị thất thoát đạm do giải phóng NH 3 . Câu 7: Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích ngắn gọn các vấn đề được nêu sau đây và viết phương trình hóa học chứng minh cho việc giải thích đó. a) Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được? b) Không sử dụng xô, chậu, nồi nhôm để đụng vôi, nước vôi hoặc vữa xây dựng. Hướng dẫn giải