Nội dung text 52 . Đề thi thử TN THPT Sinh Học 2024 - CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU - AN GIANG.docx
CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU (Đề thi có __ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHTN ; Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Bộ ba 5'AUG3' mã hóa cho axit amin foocmin mêtiônin khởi đầu cho quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ. B. Bộ ba 5'AUG 3' mã hóa cho axit amin mêtiônin khởi đầu cho quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực. C. Ở sinh vật nhân sơ, tất cả các mã bộ ba trên phân tử mARN đều có chức năng mã hóa cho các axit amin. D. ARN polimeraza là loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi của ADN. Câu 2: Ở đậu Hà Lan, biết tính trạng màu sắc hạt do một cặp gen qui định, trội lặn hoàn toàn. Cho P: Cây hạt vàng lai với cây hạt vàng thu được F1 có tỉ lệ: 75% hạt vàng: 25% hạt xanh. Kiểu gen của P là A. Aa × Aa B. AA × aa C. Aa × aa D. AA × Aa Câu 3: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu (P): 0,2 AA : 0,6 Aa : 0.2 aa. Sau 2 thế hệ tư phối thì cấu trúc di truyền của quần thề sẽ là: A. 0,25 AA: 0,50 Aa : 0,25 aa B. 0,4625 AA: 0,075 Aa: 0,4625 aa C. 0,425 AA: 0,15 Aa: 0,425 aa D. 0,35 AA: 0,30 Aa: 0,35 aa Câu 4: Khi nói về di - nhập gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mói làm phong phú vốn gen của quần thể. II. Kết quả của di - nhập gen là luôn dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thề. III. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đồi tần số kiểu gen của quần thể. IV. Hiện tượng xuất cư chỉ làm thay đồi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Mã đề thi: ……
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vât? A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. Câu 6: Một số loài chim nhỏ thường đậu trên lưng và nhặt các loài ký sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ A. Sinh vật ăn sinh vật khác. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Hợp tác. Câu 7: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh. C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Đệ tam (Thử ba) thuộc đại Tân sinh. Câu 8: Khi nói về công nghệ tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nuôi cấy mô tế bào thực vật giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm. B. Dung hợp hai tế bào trân của hai loại thực vật tạo ra giống mới có kiểu gen thuần chủng C. Nuôi cấy các hạt phấn tạo ra các giống cây trồng đồng nhất về kiểu gen. D. Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra các giống cây trồng mới có kiểu gen đồng nhất Câu 9: Trong trường hợp không xảy ra đột biến, nếu các cặp alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì chúng A. di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết. B. luôn tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng. C. sẽ phân li độc lập trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. D. luôn có số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit giống nhau. Câu 10: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ (P), thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Theo lí thuyết, kiểu hình ở F2 gồm A. 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng B. 100% cây hoa đỏ C. 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa trắng D. 100% cây hoa trắng Câu 11: Áp suất rễ thường thể hiện qua hoạt động nào
A. Hiện tượng rỉ nhựa. B. Hiện tượng ứ giọt. C. Hiện tượng rỉ nhựa và thoạt hơi nước. D. Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt. Câu 12: Sơ đồ dưới đây thể hiện mô hình tương tác giữa các quần thể của một hệ sinh thái. Các chữ in hoa kí hiệu cho các quần thể. Mũi tên hai đầu ↔ cho biết có sự tương tác trực tiếp giữa hai quần thể. Các tương tác có thể có lợi (+), có hại (-) hoặc không có lợi, không bị hại ( 0 ) đối với mỗi quần thể, được chỉ ra ở cuối các mũi tên. Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng? I. Khi quần thể A giảm kích thước thì kích thước quần thể B tăng, không dự đoán được sự thay đổi kích thước của quần thể E. II. Khi quần thể D tăng kích thước thì chắc chắn kích thước quần thể G tăng và kích thước quần thể A giảm. III. Khi quần thể D tăng kích thước thì kích thước quần thể G và F đều có thể giảm. IV. Mối quan hệ giữa loài C và loài D là hội sinh. A. 4. B. 2. C. 3 D. 1. Câu 13: Hình ảnh dưới đây nói về một dạng đột biến cấu trúc NST. Đây là dạng đột biến nào? A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 14: Hình ảnh dưới đây minh họa cho kì nào của quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật? A. Kì đầu. B. Kì sau. C. Kì giữa. D. Kì cuối. Câu 15: Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang? A. Giun tròn, trùng roi, giáp xác. B. Giun đất, giun dẹp, chân khớp. C. Cá, ếch, nhái, bò sát. D. Cá chép, ốc, tôm, cua.
Câu 16: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biêu nào sau đây sai? A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật. B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. Câu 17: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thề sinh vật theo chu kì? (1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng. (2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm. (3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hoá học. (4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 18: Cho 500 tế bào sinh tinh có kiểu gen Ab//aB thực hiện giảm phân, trong đó có 400 tế bào giảm phân không có hoán vị gen, các tế bào còn lại xảy ra hoán vị gen giữa B với b. Trong tồng số giao tử tạo ra, giao tử AB và aB lần lượt chiếm tỉ lệ là A. 5% và 45% B. 20% và 30%. C. 10% và 40% D. 40% và 10%. Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nguyên tắc và cơ chế trong nhân đôi ADN? I. Khi ADN nhân đôi, các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào liên kêt với các nuclêôtit trên mỗi mạch làm khuôn của ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung: A với T và ngược lại, G với × và ngược lại. II. Mỗi ADN con sinh ra có 1 mạch là của A D N mẹ làm khuôn, còn 1 mạch mới được hình thành. III. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi ADN là nguyên tắc giữ lại 1 nửa còn 1 nửa kia thì nhân đôi. IV. Quá trình tổng hợp mạch mới được kéo dài theo chiều 3' - 5'. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 20: Cho các phát biểu sau: I. Thực vật C4 có hai dạng lục lạp: Lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch. II. ở thực vật CAM, quá trình cacboxi hóa sơ cấp xảy ra vào ban đêm, còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày. III. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3>C4>CAM.