PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 02_An toàn lao động và 5S.pdf

15 An toàn lao động 1. Kiến thức về an toàn trong công việc Nếu bạn bị thương trong khi làm việc, nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn, mà còn ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp, cũng như đối với công ty. 1. Luôn luôn tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động để tránh bị thương. 2. Thận trọng để tránh bị tai nạn cho bản thân bạn. Các yếu tố dẫn đến tai nạn A: Tai nạn do yếu tố con người: Tai nạn do sử dụng các máy móc hoặc dụng cụ không đúng cách, do mặc quần áo không phù hợp, hoặc do sự bất cẩn của kỹ thuật viên. B: Tai nạn do các yếu tố bên ngoài: Tai nạn do máy móc hoặc dụng cụ bị trục trặc, do thiếu các trang bị bảo hộ, hay do môi trường làm việc độc hại. • Quy định về an toàn lao động ở từng nước là khác nhau và chúng có thể sẽ nghiêm ngặt hơn các hướng dẫn cơ bản trước đây. 2. Bảo hộ lao động (1) Trang phục lao động Để phòng tránh tai nạn lao động, hãy lựa chọn trang phục có độ bền cao và phù hợp với công việc. Tránh mặc các đồ có thắt lưng, kẹp khoá và có nút, do chúng có thể sẽ làm hỏng xe trong khi sửa chữa. Tránh để lộ lớp da trần cũng là một cách để tránh bị chấn thương hoặc bỏng. (2) Giầy bảo hộ Hãy đi giầy bảo hộ trong khi làm việc. Vì nếu đi dép quai hậu hoặc giầy thể thao thì rất dễ bị trơn trượt hoặc làm giảm hiệu suất công việc. Đồng thời làm tăng khả năng bị chấn thương chân cho người dùng khi chẳng may bị các vật nặng rơi phải. (3) Găng tay bảo hộ Giúp bảo vệ tay của bạn khỏi các cạnh và mép sắc của chi tiết kim loại. (4) Găng tay bảo hộ bằng da Giúp bảo vệ tay của bạn khỏi các tia lửa điện trong khi hàn. (5) Kính bảo hộ lao động Giúp bảo vệ mắt của bạn khỏi các tia lửa điện trong quá trình hàn, hoặc tránh cho bụi hoặc dị vật bay vào mắt trong khi mài. Kính bảo hộ cũng giúp bảo vệ mắt bạn khỏi bụi sơn và sơn trong khi phun sơn. (6) Mặt nạ chống bụi Giúp bảo vệ hệ hô hấp của bạn khỏi bụi sơn trong quá trình mài sơn. An toàn lao động - Kiến thức về an toàn trong công việc Sự bất cẩn của KTV Mũ Toyota Quần áo bảo hộ sạch sẽ Không khóa dây lưng Có giẻ sạch trong túi Không sử dụng đồng hồ hoặc nhẫn Giầy bảo hộ Không có giầy bảo hộ Quần áo bẩn Không mang theo móc đeo chìa khóa Khóa thắt lưng Móc đeo chìa khóa Đồng hồ Tay bẩn Nhẫn Không đội mũ Môi trường làm việc kém (không thông thoáng)
16 (7) Nút bịt tai Giúp bảo vệ tai của bạn khỏi các tiếng ồn lớn. (8) Kính hàn Giúp bảo vệ mắt và mặt của bạn khỏi các tia lửa điện trong khi hàn, hoặc bụi kim loại trong khi mài. (9) Tấm che chân Giúp bảo vệ chân của bạn khỏi các tia lửa điện trong khi hàn. (10) Mặt nạ phòng độc Giúp bảo vệ bạn khỏi các hơi dung môi hữu cơ. 3. Trong xưởng dịch vụ Luôn giữ cho khu vực làm việc được sạch sẽ. Không để các phụ tùng không cần thiết và giẻ lau... trên sàn nhà. Giữ các dụng cụ hoặc phụ tùng ở vị trí riêng hoặc trên giá để chuyên dùng. Khi làm việc với các dụng cụ, hãy tuân thủ theo các chú ý sau để tránh bị thương. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị: Hãy bảo dưỡng các dụng cụ và thiết bị đúng cách và để chúng vào đúng vị trí. Sử dụng sơn và các dung môi hữu cơ khác: Hãy lưu trữ sơn và các dung môi hữu cơ ở đúng vị trí hoặc ở khu vực cho phép. An toàn lao động - Trong xưởng dịch vụ SƠN Dụng cụ Dụng cụ
17 4. Phòng cháy Hãy thực hiện theo các chú ý sau để đề phòng hoả hoạn. • Khi chuông báo cháy kêu, tất cả các nhân viên phải phối hợp để chữa cháy. Để làm được điều đó, mọi người phải biết được vị trí của các bình chữa cháy và cách sử dụng chúng. • Không hút thuốc ở ngoài khu vực cho phép, và hãy dập tắt điếu thuốc trong gạt tàn. Để tránh gây ra cháy và tai nạn, hãy tuân theo các quy định sau trong khu vực có nhiều đồ vật dễ cháy. Không bật lửa và hãy cẩn thận với các thiết bị điện để các dung môi bị bắt lửa. Hãy đặt bình chữa cháy ở vị trí làm việc và phải biết cách sử dụng chúng. • Đôi khi giẻ lau có dính xăng hoặc dầu có thể sẽ bị cháy do nguyên nhân tự nhiên, do đó phải vứt chúng vào thùng chứa bằng kim loại và có nắp đậy. • Không để lửa ở gần kho chứa dầu hoặc dung môi vệ sinh dễ cháy. • Không được để lửa hoặc bật tia lửa điện ở gần ắc quy trong khi ắc quy đang nạp điện, do ắc quy khi nạp sẽ sinh ra các khí dễ cháy nổ. • Không đưa nhiên liệu hoặc dung môi vệ sinh vào trong xưởng trừ khi cần thiết, và phải sử dụng các thùng chứa chuyên dụng có nắp che kín để vận chuyển. • Không đổ dầu thải và xăng xuống cống do chúng có thể bắt lửa và gây cháy trong đường ống cống. Hãy đổ các chất này vào các bình chứa hoặc thùng chứa chuyên dụng. • Không khởi động động cơ trên xe bị rò rỉ nhiên liệu cho tới khi đã xử lý được sự cố. Khi sửa chữa hệ thống nhiên liệu, như khi tháo bộ chế hoà khí, hãy tháo cáp âm (-) của ắc quy để tránh vô tình làm động cơ quay khởi động. An toàn lao động - Phòng cháy Mỏ hàn Sơn Nắp đậy Thùng kim loại Giẻ dính sơn Máy sưởi Nạp ắc quy Hút thuốc Máy mài
18 An toàn lao động - Lưu ý về an toàn với các thiết bị điện 5. Lưu ý về an toàn với các thiết bị điện Thao tác không đúng cách với các thiết bị điện có thể gây chập mạch và gây cháy. Do đó, hãy học cách sử dụng các thiết bị điện và luôn thận trọng tuân thủ theo các lưu ý sau. • Nếu phát hiện thấy có bất kỳ hiện tượng gì bất thường trong các thiết bị điện, hãy ngay lập tức tắt cầu dao và thông báo cho người điều hành/quản đốc biết. • Trong trường hợp mạch điện bị chập hoặc bị cháy do điện, trước tiên hãy tắt cầu dao điện rồi mới tiến hành các biện pháp chữa cháy. • Hãy báo cáo các trường hợp đấu điện sai hoặc lắp đặt các thiết bị điện sai cho người điều hành/quản đốc. • Hãy báo cáo các trường hợp bị cháy cầu chì cho cấp trên, do cháy cầu chì là dấu hiệu của tình trạng bị trục trặc trong hệ thống điện. • Không tới gần các dây điện đã bị đứt hoặc treo lơ lửng. • Để tránh bị điện giật, không bao giờ chạm tay ướt vào các chi tiết điện. • Không bao giờ chạm vào cầu giao điện có gắn nhãn “Nguy hiểm”. • Khi rút phích cắm điện, không kéo vào dây diện mà hãy cầm vào phích cắm để rút. • Không đi dây điện qua khu vực ẩm ướt hay bị ngấm dầu, hay các bề mặt có nhiệt độ cao hoặc quanh những cạnh sắc. • Không để các vật liệu dễ cháy gần các công tắc, bảng mạch hoặc môtơ... do chúng rất dễ gây ra tia lửa điện. 6. Hoạt động phòng ngừa nguy cơ tai nạn Trong hoạt động phòng ngừa, kỹ thuật viên sẽ trao đổi với nhau về những nguy cơ xảy ra tai nạn mà họ đã gặp phải trong công việc hàng ngày. Họ sẽ mô tả lại cho những người khác về những nguy cơ đó nhằm giúp cho họ tránh được các trường hợp tương tự. Sau đó họ sẽ phân tích những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm và có những biện pháp cần thiết để xây dựng môi trường làm việc an toàn. Nếu bạn gặp phải một trong các trường hợp trong bảng bên trái, hãy thực hiện các bước sau. 1. Trước tiên, báo cáo vấn đề đó cho người điều hành/ quản đốc. 2. Ghi lại những gì đã xảy ra. 3. Yêu cầu mọi người xem xét vấn đề một cách cẩn thận. 4. Yêu cầu mọi người xem xét biện pháp cần thực hiện. 5. Ghi lại tất cả những nội dung trên và để bản ghi đó ở vị trí mà tất cả mọi người đều nhìn thấy. Ví dụ về báo cáo các hoạt động phòng ngừa nguy cơ tai nạn 1. Vấp phải hoặc có nguy cơ bị vấp ngã. 2. Va chạm hoặc có nguy cơ bị va chạm. 3. Kẹt hoặc có nguy cơ bị kẹt. 4. Kẹp hoặc có nguy cơ bị kẹp. 5. Ngã hoặc có nguy cơ bị ngã. 6. Dụng cụ nâng bị gẫy hoặc có nguy cơ bị gẫy. 7. Nổ hoặc có nguy cơ bị nổ. 8. Giật điện hoặc có nguy cơ bị giật điện. 9. Cháy hoặc có nguy cơ bị cháy. 10. Các trường hợp khác

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.