Nội dung text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - QUAN NIỆM DARWIN VỀ CLTN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI-GV.docx
QUAN NIỆM DARWIN VỀ CLTN VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là A. Lamarck. B. Mendel. C. Morgan. D. Darwin. Câu 2. Darwin tham gia chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới trên tàu Beagle vào năm nào? A. 1831. B. 1931. C. 2021. D. 2001. Câu 3. Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. đột biến gen. C. biến dị cá thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Câu 4. Theo quan niệm Darwin, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể sinh vật. B. tế bào. C. loài sinh học. D. quần thể sinh vật. Câu 5. Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. chọn lọc tự nhiên. D. phân li tính trạng. Câu 6. Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. tạo nên nhiều loài sinh vật từ một loài ban đầu. B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi. C. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi. D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới. Câu 7. Từ giống gà chọi ban đầu các nhà chọn giống đã tạo ra nhiều giống gà khác nhau, đây là hiện tượng A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. phân li tính trạng. D. chọn lọc nhân tạo. Câu 8. Theo Darwin, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. sự cạnh tranh giữa các sinh vật (đấu tranh sinh tồn). B. đột biến nguồn nguyên liệu chủ yếu. C. thường biến những biến đổi do sự biến đổi của môi trường. D. biến dị tổ hợp nguồn nguyên liệu chủ yếu trong quần thể. Câu 9. Theo Darwin kết quả của đấu tranh sinh tồn là A. chỉ một số ít cá thể được sinh ra sống sót qua mỗi thế hệ. B. tất cả các cá thể đều sống sót và sinh sản tốt. C. hình thành các cá thể mới thích nghi hơn các cá thể cũ. D. hình thành nhiều loài mới từ một loài cũ ban đầu. Câu 10. Các bước trong phương pháp nghiên cứu của Darwin khi xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài là A. hình thành giả thuyết → quan sát thu thập dữ liệu → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm. B. hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm→ quan sát thu thập dữ liệu. C. hình thành giả thuyết → quan sát thu thập dữ liệu → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm. D. quan sát thu thập dữ liệu → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết bằng thực nghiệm.. Câu 11. Darwin quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được
C. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh Câu 12. Theo Darwin, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. phân li tính trạng. D. chọn lọc nhân tạo. Câu 13. Trong công trình Nguồn gốc các loài, Darwin đưa ra khái niệm “hậu duệ có biến đổi” để giải thích sự tiến hoá của sinh giới bằng cơ chế chọn lọc tự nhiên. “Hậu duệ có biến đổi” nghĩa là ở đời con, bên cạnh những đặc điểm của…(1)…, luôn có những ….(2)…..Cụm từ/ Từ trong chỗ trống là A.1- bố mẹ, 2-biến dị di truyền. B. 1- bố mẹ, 2-biến dị không di truyền. C. 1- anh chị, 2-biến dị không di truyền. D. 1- anh chị, 2-biến dị di truyền. Câu 14. Hình bên dưới mô tả hiện tượng A.biến dị di truyền. B. chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc nhân tạo. D. đặc điểm thích nghi. Câu 15. Trong công trình Nguồn gốc các loài, Darwin cho rằng. “Theo thời gian, số lượng các cá thể có biến dị thích nghi…(1)…, hình thành nên… (2)… mới”. Cụm từ/ Từ trong chỗ trống là A.1- giảm dần, 2- loài B. 1- tăng dần, 2- loài. C. 1- giảm dần, 2-nòi. D. 1- tăng dần, 2- nòi. Câu 16. Từ giống bồ câu núi ban đầu tạo các giống chim bồ câu khác nhau, từ giống cải hoang dại tạo ra các loại rau bắp cải, su hào, rau cải, súp lơ..Darwin gọi phương pháp tạo giống mới như vậy là A.biến dị di truyền. B. chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc nhân tạo. D. đặc điểm thích nghi. Câu 17. Từ một giống bắp ban đầu các nhà khoa học tạo ra nhiều giống ngô mới phù hợp với nhiều nhu cầu và mục địch khác nhau đây là A.biến dị di truyền. B. chọn lọc tự nhiên. C. chọn lọc nhân tạo. D. đặc điểm thích nghi. Câu 18. Quan sát của Darwin về họ chim sẻ gồm 13 loài ở quần đảo Galapagos đều có chung một nguồn gốc từ một loài chim sẻ đến từ Nam Mỹ đã trở thành một ví dụ kinh điển cho hiện tượng nào sau đây? A. Sự tiến hóa phân li. B. Sự tiến hóa đồng quy. C. Cân bằng Hacđi – Vanbec. D. Sự hình thành loài cùng khu vực địa lí. Hướng dẫn giải Đáp án A.
Mười ba loài chim họ sẻ là đặc hữu của Quần đảo Galapagos, chúng có vẻ ngoài tương tự nhau ngoại trừ hình dáng và kích cỡ riêng biệt của mỏ. Với mỏ khác nhau, chúng có thể lợi dụng nguồn thức ăn đặc biệt trên từng hòn đảo riêng biệt. Một số ăn giống như chim gỗ kiến, một số dùng mỏ để đào sâu bỏ từ các lỗ, và số khác ăn những con ve và con tích ký sinh trên lưng rùa. Đây là ví dụ kinh điển cho hiện tượng tiến hóa phân li. Câu 19. Sau khi tham gia chuyến hành trình vòng quanh thế giới, Darwin đã quan sát và rút ra những nhận xét như sau: 1) Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống đến tuổi trưởng thành. 2) Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi. 3) Các cá thể có cùng một bố, mẹ vẫn khác nhau về nhiều đặc điểm. Giải thích nào sau đây đúng với quan điểm của Darwin? A. Chọn lọc tự nhiên đã loại bỏ những cá thể kém thích nghi hơn. B. Do quy luật phát triển của quần thể sinh vật. C. Do tác động của yếu tố ngẫu nhiên nên những cá thể mang biến dị thích nghi bị đào thải. D. Các cá thể có xu hướng xuất cư khi kích thước quần thể tăng lên. Câu 20. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A.ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu B.chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ. C.chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ. D.khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. Hướng dẫn giải Đáp án B Darwin chưa phân biệt đột biến và thường biến nên ý C là sai, như vậy chỉ có ý B là phù hợp. Câu 21. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Darwin là A. giải thích được sự hình thành loài mới. B. đề xuất khái niệm biến dị cá thể nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này. C. giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi. D. phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Câu 22. Từ giống cải hoang dại ban đầu các nhà chọn giống đã tạo ra nhiều giống bắp cải phù hợp các mục đích khác nhau, đây là hiện tượng? A. chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn. C. phân li tính trạng. D. chọn lọc nhân tạo. Câu 23. Theo Darwin, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống. B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định
C. những biến đổi do tập quán hoạt động D. những biến đổi do điều kiện ngoại cảnh. Câu 24. Tồn tại chính trong học thuyết của Darwin là A. chưa đi sâu vào cơ chế qúa trình hình thành các loài mới. B. đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa. C. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi. D. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị Câu 25. Khi tham gia chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới, qua quan sát Darwin nhận thấy điều gì ? A. Sinh vật có tiềm năng sinh sản lớn. Mỗi sinh vật có xu hướng sinh ra nhiều con hơn so với số lượng cần thay thế cho thế hệ trước. B. Các cá thể trong quần thể, thậm chí các cá thể cùng bố mẹ, mang đặc điểm chung của loài và luôn giống nhau về các đặc điểm. C. Biến dị cá thể xuất hiện không liên tục trong quần thể. Tất cả được di truyền cho thế hệ con. D. Khả năng sống sót và sinh sản của cá thể là ngẫu nhiên. Cá các cá thể trong quần thể giống nhau về khả năng sống sót và sinh sản. Câu 26. Theo Darwin, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính. B. phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. C. hình thành các nhóm sinh vật thích nghi với môi trường. D. phân hoá khả năng sinh sản của những cá thể thích nghi nhất. Câu 27. Để giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ, quan niệm nào sau đây là phù hợp với học thuyết tiến hóa Đacuyn? A. Đặc điểm cổ dài đã phát sinh ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. B. Đặc điểm cổ dài được phát sinh dưới tác động của đột biến và được tích lũy dưới tác động của chọn lọc tự nhiên C. Loài hươu cao cổ được hình thành do loài hươu cổ ngắn thường xuyên vươn dài cổ để ăn lá trên cao. D. Loài hươu cao cổ được hình thành từ loài hươu cổ ngắn dưới tác động của các nhân tố tiến hóa và các cơ chế cách ly. Câu 28. Điều nào sau đây không đúng với học thuyết tiến hóa của Darwin? A. Chọn lọc tự nhiên là quá trình đào thải các sinh vật có các biến dị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi. B. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên các loài sinh vật mang kiểu gen qui định kiểu hình thích nghi với điều kiện môi trường. C. Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hóa từ một tổ tiên chung. D. Cơ chế tiến hóa dẫn đến hình thành loài là do chọn lọc tự nhiên. Hướng dẫn giải B. Sai. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên các loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.