Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 28 - File word có lời giải.doc
1 ĐỀ THAM KHẢO CHUẨN CẤU TRÚC MINH HỌA ĐỀ 28 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên:…………………………………. Số báo danh:……………………………… PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Hiện nay, nước nào sau đây đi theo con đường xã hội chủ nghĩa? A. Ấn Độ. B. Cuba. C. Hà Lan. D. Thụy Sĩ. Câu 2. Vào năm 1081, Lê Hoàn chỉ huy quân dân Đại Cồ Việt kháng chiến chống quân A. Hán. B. Đường. C. Tống. D. Pháp. Câu 3. Liên Hợp Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Đàm phán với các nước phát xít. B. Thủ tiêu chủ nghĩa khủng bố. C. Lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. D. Đề ra mục tiêu thiên niên kỉ. Câu 4. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Cộng đồng ASEAN? A. Duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới. B. Thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa các thành viên. C. Tiến tới thành lập tổ chức phòng thủ chung. D. Xây dựng nền dân chủ tư sản vững mạnh. Câu 5. Từ năm 1999 đến nay, các nước ASEAN hợp tác trọng tâm trong lĩnh vực nào sau đây? A. Ngoại giao. B. Kinh tế. C. Quốc phòng. D. Vũ trang. Câu 6. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của chiến thắng ở Tây Nguyên (1954) của quân dân Việt Nam? A. Đánh bại cơ quan đầu não của địch. B. Làm cho Pháp phải rút chạy khỏi Tây Nguyên. C. Buộc Pháp phải phân tán lực lượng. D. Giải phóng được vùng biên giới Việt – Trung. Câu 7. Quân dân Việt Nam mở chiến dịch Phước Long (1974-1975) nhằm mục đích nào sau đây? A. Tiêu diệt chủ lực quân viễn chinh. B. Thăm dò phản ứng của đối phương. C. Kết thúc ngay cuộc chiến tranh. D. Giải phóng căn cứ địa Việt Bắc. Câu 8. Năm 1960, Việt Nam giành được thắng lợi nào sau đây? A. Đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ. B. Chuyển cách mạng miền Nam sang khởi nghĩa. C. Tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ III. D. Làm sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Câu 9. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000 đạt được thành tựu nào sau đây? A. Thị trường dân tộc được thống nhất. B. Hình thành được nhà nước dân chủ của dân. C. Mở ra thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. D. Hàng hóa trên thị trường đa dạng. Câu 10. Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1930-1945 là A. kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN. B. Phát triển quan hệ với Quốc tế cộng sản. C. thành lập mặt trận thế giới chống phát xít. D. Phá vỡ thế bị bao vây, cô lập của đế quốc. Câu 11. Trong thời kì Đổi mới, Việt Nam có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Tham gia tổ chức SEV. B. Gia nhập Liên hợp quốc. C. Gia nhập diễn đàn Á – Âu. D. Khôi phục quan hệ với EU. Câu 12. Năm 1950, Hồ Chí Minh có hoạt động nào sau đây? A. Chỉ đạo Đại hội Đảng lần thứ hai. B. Thành lập mặt trận thống nhất mới.
3 D. Hình thành ngay mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông Dương với Đảng Cộng sản Liên Xô. Câu 24. Ở Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hồ Chí Minh có vai trò nào sau đây? A. Góp phần tập hợp và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh. B. Chỉ huy các chiến dịch tiến công đánh bại âm mưu xâm lược của thực dân. C. Là lãnh tụ tối cao, là gương sáng trong việc thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Đàm phán với thực dân Pháp trong hội nghị ngoại giao mang tính chất quyết định. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “So với Hội Quốc Liên, Liên hợp quốc chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu (thành phần gồm hầu hết các quốc gia độc lập trên mọi châu lục) và đặc biệt là tính toàn diện của nó: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hoà bình, an ninh, mà bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế–xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân hệ thống Liên hợp quốc bao gồm hàng loạt cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực của đời sống các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hoá, khoa học–kỹ thuật”. ( https://www.mofa.gov.vn/vi/ctc_quocte/un/nr040819155753/nr060928134849/ns040906134037/view ). a) Liên hợp quốc là tổ chức mang tính toàn cầu được chính thức thành lập sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. b) So với Hội Quốc Liên, Liên hợp quốc là tổ chức mới và tiến bộ hơn vì phạm vi hoạt động mang tính toàn cầu. c) Từ khi thành lập, Liên hợp quốc có vai trò quan trọng đối với hòa bình thế giới vì đã ngăn chặn không để xảy ra cuộc chiến tranh mới nào. d) Hoạt động của Liên hợp quốc mang tính toàn diện bởi tổ chức này coi trọng ngang nhau vấn đề hòa bình, an ninh, thúc đẩy sự phát triển. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của quân và dân ta để tiến tới Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh đổ hoàn toàn ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong Chiến dịch Tây Nguyên, nhờ nhận định đúng tình hình, chọn hướng, mục tiêu tiến công chủ yếu phù hợp, chuẩn bị thế trận và sử dụng lực lượng khoa học, chỉ huy tác chiến linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả... quân ta đã giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược, khiến địch không thể cứu vãn tình hình”. ( https://www.qdnd.vn/50-nam-dai-thang-mua-xuan-1975/nhung-don-danh-quyet-dinh-trong-chien-dich-tay- nguyen-bai-1-buon-ma-thuot-don-diem-huyet-chien-luoc-821809 ). a) Chiến dịch Tây Nguyên đã mở đầu cho những chiến thắng lớn của quân dân miền Nam Việt Nam trong năm 1975. b) Vì Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng nên Việt Nam quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào xuân năm 1975. c) Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên chứng tỏ trình độ tác chiến của toàn dân tộc Việt Nam đã đi trước đối phương nhiều thế kỉ. d) Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi góp phần tạo ra thời cơ chiến lược để hoàn thành sớm cuộc chiến tranh giải phóng. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) từ năm 1995 với việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7/1995. Hội nhập quốc tế thời kỳ 1995 - 2022 đạt được những thành tựu như mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu