Nội dung text Chương V - Bài 4 - GÓC Ở TÂM. GÓC NỘI TIẾP.docx
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG V 1 Hình học 9 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Kiến thức cần nhớ n m O BA 1. Góc ở tâm Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là góc ở tâm. Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn. AOB là góc ở tâm, AmB là cung bị chắn bởi AOB . 2. Số đo cung Số đo cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó. sñAmBsñAOB Số đo cung lớn bằng hiệu giữa 360 và số đo của cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn). 360 sñsñAnBAmB Số đo của nửa đường tròn bằng 180 . 3. So sánh hai cung Ta chỉ so sánh hai cung trong môt đường tròn hay trong hai đường trong bằng nhau. Khi đó: Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. sñABsñCDABCD Trong hai cung, cung có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn. sñABsñCDABCD 4. Khi nào thì sñACsñCBsñAB O A B C - Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì sñABsñACsñCB 5. Góc nội tiếp Định nghĩa - Góc có đỉnh thuộc đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn gọi là góc nội tiếp. - Cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn. Định lí Mỗi góc ở tâm có số đo gấp hai lần số đo góc nội tiếp cùng chắn một cung. Hệ quả Trong một đường tròn, góc nội tiếp có số đo bằng nửa số đo cung bị chắn. Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn có số đo bằng 90 Nhận xét Số đo góc nội tiếp bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung. Trong một đường tròn, hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau A. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI 4. GÓC Ở TÂM. GÓC NỘI TIẾP
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG V 2 Hình học 9 I – MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT Câu 1: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau: A. Góc ở tâm là góc có đỉnh nằm trên đường tròn. B. Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn. C. Góc ở tâm là góc có hai cạnh là hai đường kính của đường tròn. D. Góc ở tâm là góc có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn. Câu 2: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau: A. Trong một đường tròn, hai cung bằng nhau nếu chúng đều là cung nhỏ. B. Trong một đường tròn, hai cung bằng nhau nếu chúng có số đo nhỏ hơn 90 . C. Trong một đường tròn, hai cung bằng nhau nếu chúng đều là cung lớn. D. Trong một đường tròn, hai cung bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì sđ AB = sđ AC + sđ CB . B. Cung lớn có số đo nhỏ hơn 180 . C. Số đo của nửa đường tròn bằng 90 . D. Cung nhỏ có số đo lớn hơn 180 . Câu 4: Trong hình vẽ sau, góc ở tâm là A. AOB . B. ABO . C. BAO . D. Không có góc ở tâm trong hình vẽ. Câu 5: Khẳng định nào sau đây là sai? A. Trong một đường tròn, số đo góc nội tiếp bằng số đo cung bị chắn. B. Trong một đường tròn, các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau. C. Trong một đường tròn, các góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau. D. Trong một đường tròn, các góc nội tiếp chắn nửa đường tròn thì bằng 90 . Câu 6: Cho góc 50AMB như hình vẽ. Khi đó khẳng định nào sau đây là đúng? A. Số đo cung nhỏ AB là 50 . B. Góc AMB là góc ở tâm. C. Số đo cung nhỏ AB là 25 . D. Số đo cung nhỏ AB là 100 . Câu 7: Trong một đường tròn, cho góc AMB là góc nội tiếp chắn nửa đường tròn. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. AMB là góc nhọn. B. 90AMB . C. AMB là góc tù. D. 180AMB . Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai? A. Trong một đường tròn, số đo góc nội tiếp bằng số đo góc ở tâm cùng chắn một cung. B. Trong một đường tròn, số đo của cung AB được kí hiệu là sđ AB . C. Trong một đường tròn, mỗi góc ở tâm có số đo gấp hai lần số đo góc nội tiếp cùng chắn một cung. BA O 50° B A O M
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG V 3 Hình học 9 D. Trong một đường tròn, các góc nội tiếp bằng nhau chắn cùng một cung hoặc các cung bằng nhau. II – MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Câu 9: Cho OAB đều như trong hình vẽ sau, chọn khẳng định đúng. A. Số đo cung nhỏ AB là 100 . B. Số đo cung nhỏ AB là 30 . C. Số đo cung nhỏ AB là 60 . D. Số đo cung nhỏ AB là 90 . Câu 10: Cho hình thang cân ABCD nội tiếp đường tròn O có //ABCD , 76ADC , 60DAC . Khẳng định nào sau đây sai. 76° 60° O DC BA A. 44BAC . B. Số đo cung nhỏ BC là 88 . C. Số đo cung nhỏ AD là 88 . D. Số đo cung nhỏ AC là 104 . Câu 11: Trên đường tròn O lấy hai điểm A và B sao cho 80AOB . Vẽ dây AM vuông góc với bán kính OB tại H . Số đo cung nhỏ AM bằng A. 80 . B. 100 . C. 140 . D. 160 . Câu 12: Cho đường tròn ;OR và dây AB sao cho số đo cung lớn AB gấp ba lần số đo cung nhỏ AB . Số đo cung AB nhỏ là A. 90 . B. 60 . C. 120 . D. 150 . Câu 13: Tìm số đo cung nhỏ AB và cung nhỏ CD qua hình vẽ sau A. sđ 120AB , sđ 80CD . B. sđ 130AB , sđ 100CD . C. sđ 115AB , sđ 80CD . D. sđ 120AB , sđ 100CD . Câu 14: Trên đường tròn ,OR lấy hai điểm A và B sao cho số đo cung nhỏ AB bằng 90 . Độ dài dây cung AB bằng? A. R . B. 3 2R . C. 2R . D. 3R . III – MỨC ĐỘ VẬN DỤNG BA O 40° 30° O C D B A
BÀI TẬP TOÁN 9 - CHƯƠNG V 4 Hình học 9 Câu 15: Đường thẳng m cắt đường tròn ,OR tại hai điểm ,AB sao cho 3ABR . Số đo góc AOB bằng A. 150 . B. 120 . C. 90 . D. 60 . Câu 16: Cho đường tròn ;OR , lấy điểm M nằm ngoài O sao cho 2OMR . Từ M kẻ tiếp tuyến MA và MB với O ( ,AB là các tiếp điểm). Số đo cung AB nhỏ bằng A. 240 . B. 120 . C. 360 . D. 210 . Câu 17: Cho đường tròn ;OR , lấy điểm M nằm ngoài O sao cho 2OMR . Từ M kẻ tiếp tuyến MA và MB với O ( ,AB là các tiếp điểm). Số đo cung AB nhỏ bằng A. 2 a . B. 3 3 a . C. a . D. 2a . Câu 18: Hai đường tròn ;OR và ;OR tiếp xúc ngoài tại A . Trên nửa mặt phẳng bờ OO lấy ,BOCO sao cho s®20,s®90ABAC . Hỏi góc BAC bằng bao nhiêu? A. 35 . B. 65 . C. 80 . D. 55 . III – MỨC ĐỘ VẬN DỤNG Câu 19: Cho nửa đường tròn O đường kính 2ABR . Lấy M là điểm chính giữa cung AB , hai điểm C và D di chuyển trên cung ,MAMB sao cho //CMAD . Hỏi độ dài cạnh CD bằng bao nhiêu? A. 2 3 R . B. 3R . C. 3 2 R . D. 2R . Câu 20: Cho H là trực tâm tam giác nhọn 60ABCA nội tiếp đường tròn ;OR . Hỏi AH bằng bao nhiêu? A. 3R . B. 3 2 R . C. 2 R . D. R . B. CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN Dạng 1. Tìm số đo góc ở tâm – Số đo cung bị chắn Phương pháp giải Để tính số đó của góc ở tâm, số đo của cung bị chắn, ta sử dụng các kiến thức sau: Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó. Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa và số đo của cung nhỏ (có chung hai đầu mút với cung lớn). Số đo của nửa đường tròn bằng 180 . Cung cả đường tròn có số đo 360 . Sử dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn để tính góc. Sử dụng quan hệ đường kính và dây cung.