Nội dung text 4046. Sở Thanh Hóa (giải).pdf
D. vuông góc với phương của kim nam châm nằm cân bằng tại điểm đó. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 11 và Câu 12: Hình bên mô tả một máy phát điện xoay chiều đơn giản gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần ứng. Khung dây dẫn phẳng gồm 100 vòng dây, mỗi vòng có diện tích 200 cm2 . Khung dây quay quanh trục vuông góc với các đường sức từ với tốc độ không đổi 10 vòng/giây. Từ trường của máy phát là đều và có cảm ứng từ bằng 0,02 T. Câu 11: Phần cảm tạo ra ...(1) ..., phần ứng tạo ra ...(2)... khi máy hoạt động. Từ thích hợp điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là A. suất điện động cảm ứng, dòng điện. B. dòng điện cảm ứng, từ trường. C. điện năng, từ trường. D. từ trường, suất điện động cảm ứng. Câu 12: Nối hai đầu khung dây với điện trở R = 20 Ω thành một mạch kín. Nếu bỏ qua điện trở của khung dây, dây nối và chọn gốc thời t = 0 là lúc mặt phẳng của khung dây song song với vecto cảm ứng từ thì cường độ dòng điện qua R có biểu thức nào sau đây? A. i 0,04 .cos 20 t A. 2 = − B. 3 i 2 .10 .cos 10 t A. 2 − = − C. i 0,04 .cos 20 t A. = ( ) D. ( ) 3 i 2 .10 .cos 10 t A. − = Câu 13: Một đoạn dây dẫn đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn vuông góc với vectơ cảm ứng từ B⃗ . Cho dòng điện I chạy qua đoạn dây thì xuất hiện lực từ F⃗ tác dụng vào đoạn dây. Vecto lực F⃗ sẽ không thay đổi về hướng khi A. đổi chiều dòng điện. B. đổi chiều vecto cảm ứng từ B⃗ . C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ B⃗ . D. quay đoạn dây một góc 90o quanh trục vuông góc với đường sức từ. Câu 14: Cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có 500 vòng. Từ thông trong lõi biến áp biến thiên với tần số 50 Hz và giá trị từ thông cực đại qua một vòng dây bằng 2,5 mWb. Suất điện động hiệu dụng ở cuộn thứ cấp có giá trị xấp xỉ bằng A. 555,4 V. B. 392,7 V. C. 426,5 V. D. 277,7 V. Câu 15: Trong hạt nhân oxygen 8O 17 có A. 17 hạt neutron. B. 9 hạt neutron. C. 9 hạt proton. D. 8 hạt nucleon. Câu 16: Hình bên là đồ thị đơn giản hoá phân bố năng lượng liên kết riêng Elkr theo số khối A của hạt nhân. Từ đồ thị cho biết hạt nhân nào bền vững nhất trong các hạt nhân sau: 63 29Cu , 238 92 U, 206 82 Pb , 4 2He ? A. 63 29Cu. B. 238 92 U. C. 206 82 Pb. D. 4 2 He. Câu 17: Trong hình bên, nguồn phóng xạ S phát ra các tia phóng xạ. Cho các tia phóng xạ bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Quỹ đạo chuyển động của các tia phóng xạ được mô tả theo các đường (1), (2) và (3). Các tia phóng xạ (1), (2), (3) tương ứng là A. , , . − B. , , . − C. , , . − D. , , . −
Câu 18: Một người dùng cân điện tử để cân 3 bình thủy tinh giống hệt nhau: bình 1 đã được hút chân không, bình 2 chứa khí He có áp suất 1 atm, bình 3 chứa khí X có áp suất 1,5 atm. Số chỉ của cân hiển thị như hình vẽ. Biết nhiệt độ khí trong bình 2 và bình 3 bằng nhau, khối lượng mol của He là 4 g/mol. Khối lượng mol của khí X là A. 32 g/mol. B. 28 g/mol. C. 44 g/mol. D. 29 g/mol. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Dùng một ấm điện có công suất 1000 W, hiệu suất 90% để đun 1 kg nước ở nhiệt độ 25 oC. Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200 J/(kg.K), nhiệt hóa hơi của nước L = 2,26.106 J/K, nhiệt độ sôi của nước là 100 oC. a) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nhiệt độ nước trong ấm tăng thêm 1 oC là 4200 J. b) Thời gian cần thiết để đun nước trong ấm đạt đến nhiệt độ sôi là 350 s. c) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm 300 g nước hóa hơi hoàn toàn ở 100 oC là 678000 kJ. d) Sau khi nhiệt độ của nước tăng đến nhiệt độ sôi, người ta để ấm tiếp tục đun nước sôi trong 5 phút, khối lượng nước còn lại trong ấm là 820 g. Câu 2: Có thể sử dụng bộ thí nghiệm đơn giản (hình bên) để tìm hiểu về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ của một lượng khí lí tưởng xác định ở thể tích không đổi V = 10 lít. Bỏ qua thể tích ống nhỏ và sự giãn nở của bình. a) Trình tự thí nghiệm: Ghi giá trị nhiệt độ và áp suất khí ban đầu; Bật bếp và tăng nhiệt từ từ; Ghi giá trị nhiệt độ và giá trị áp suất khí; Lặp lại các thao tác. b) Với kết quả thu được ở bảng bên, công thức liên hệ áp suất p theo nhiệt độ tuyệt đối T là p 403 T = (Pa/K) c) Lượng khí đã dùng trong thí nghiệm là 0,41 mol. d) Thí nghiệm này cho thấy khi thể tích không đổi thì áp suất p tỉ lệ thuận với nhiệt độ t (oC). Câu 3: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ như sau: dùng một cuộn dây có hai đầu dây nối vào điện kế G, đặt một nam châm thẳng dọc theo trục của cuộn dây như hình vẽ. a) Cho cuộn dây đứng yên, đưa nam châm dịch chuyển ra xa cuộn dây thì dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều từ M đến N. b) Cho nam châm đứng yên, dịch chuyển cuộn dây ra xa nam châm thì dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều từ N đến M. c) Cho cuộn dây đứng yên, đưa nam châm dịch chuyển lại gần cuộn dây, quan sát thấy kim điện kế G lệch khỏi vạch số 0. Khi nam châm ngừng chuyển động thì kim điện kế G về lại vạch số 0. d) Biết điện trở tổng cộng của cuộn dây, dây nối và điện kế G là 2 . Cho nam châm dịch chuyển đều ra xa cuộn dây, số chỉ của điện kế G là 4 mA. Tốc độ biến thiên của từ thông qua cuộn dây là 8.10-3 Wb/s.
Câu 4: Các tính chất bán rã của phóng xạ được ứng dụng để chế tạo Pin hạt nhân. Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc phát triển pin hạt nhân đầu tiên trên thế giới dựa trên đồng vị carbon 14 6 C , pin có thể hoạt động hàng thế kỷ mà không cần sạc. Pin thường được sử dụng cho các nhiệm vụ đòi hỏi yêu cầu cao như thiết bị y tế đặc biệt như máy tạo nhịp tim, tàu vũ trụ, các thiết bị hoạt động trong môi trường khắc nghiệt như biển sâu hay vùng cực. Biết 14 6 C có chu kì bán rã là 5730 năm, 1 năm = 365 ngày và giả sử lượng 14 6 C ban đầu đưa vào pin có độ phóng xạ là 10 mCi. a) Hạt nhân 14 6 C phóng xạ ra hạt − và biến đổi thành hạt nhân 14 7 N . b) Hằng số phóng xạ của 14 6 C là 1,2.10-4 s -1 . c) Lấy khối lượng hạt nhân 14 6 C bằng số khối, khối lượng ban đầu của 14 6 C được cho vào pin hạt nhân là 2,24 mg. d) Độ phóng xạ của 14 6 C trong pin giảm đi 2,5% sau thời gian 120 năm. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một lượng khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở nhiệt độ 27 oC và áp suất 1 atm. Nén khí để thể tích giảm đi 2 lít và tăng nhiệt độ khí tăng lên 42 oC thì áp suất của khí là bao nhiêu atm (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Câu 2: Một lượng khí lí tưởng có khối lượng mol phân tử = 28 g / mol ( ) . Để làm nóng đẳng áp khối khí thêm = T 15K , cần truyền cho khí nhiệt lượng Q 12J 1 = . Để làm lạnh đẳng tích khối khí trở về nhiệt độ ban đầu, cần thu nhiệt của khí một nhiệt lượng Q 9J 2 = . Tìm khối lượng của khí theo đơn vị gam (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 3: Một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài 30 cm được đặt vuông góc với các đường sức từ trong từ trường đều có với cảm ứng từ B = 0,2 T. Cho dòng điện không đổi chạy qua dây, biết trong khoảng thời gian =t 2,5 s có 3,2.1019 electron di chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là bao nhiêu newton (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Câu 4: Một dây dẫn được uốn thành một cung tròn tâm O, bán kính r = 25 cm, đoạn dây dẫn thẳng OQ có thể quay quanh O và tiếp xúc trượt với cung tại Q, đoạn dây dẫn thẳng OP cố định, các dây dẫn đều có cùng tiết diện ngang 2 mm2 và điện trở suất 8 2,8.10 m. − Hệ thống đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 0,15 T, B có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Ban đầu điểm Q trùng với P. Cho OQ quay đều từ P với tốc độ góc không đổi π/9 rad/s. Khi OQ quay được góc α = 135o thì cường độ dòng điện cảm ứng chạy trong mạch có độ lớn là bao nhiêu ampe (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và câu 6. Hạt nhân 235 92U có thể bị phân hạch theo phương trình sau 1 235 139 A 1 0 92 53 Z 0 n U I Y 3 n + → + + . Cho biết mỗi hạt 235 92U khi phân hạch tỏa ra năng lượng 200 MeV. Gọi k là số neutron trung bình được giải phóng sau mỗi phân hạch đến kích thích các hạt nhân 235 92U khác để tạo nên những phản ứng phân hạch mới hình thành dây chuyền phản ứng. Câu 5: Hạt nhân Y chứa bao nhiêu hạt neutron? Câu 6: Nếu có một lượng hạt nhân U235 đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1010 hạt 235 92U phân hạch. Năng lượng toả ra sau 9 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả phân hạch kích thích ban đầu) là 78,94 J. Giá trị của k là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?